Vn-Index vượt 1,360 điểm, tuy nhiên vẫn chưa thoát xu thế đi ngang, DCM - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VN-INDEX VƯỢT 1,360 ĐIỂM, TUY NHIÊN VẪN CHƯA THOÁT XU THẾ ĐI NGANG
- Vn-Index giảm dần trong phiên sáng, nhưng lại tăng điểm mỗi lúc 1 cao hơn trong phiên chiều
- Số lượng mã tăng gấp hơn 2 lần số mã giảm, và hầu hết các nhóm ngành đều tăng điểm. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng lại giảm điểm, khiến Vn-Index không thể tăng mạnh
- Nhóm tăng mạnh nhất là dầu khí, tiện ích, bán lẻ, bất động sản, xây dựng, và vật liệu xây dựng
- Vn-Index đã vượt ngưỡng 1,360 điểm, tuy nhiên, vượt ngưỡng với mức thanh khoản thấp chưa tạo ra sự tin cậy. Hơn nữa, nhóm ngân hàng - nhóm vốn hóa lớn nhất sàn lại cũng đang giảm điểm
- Thanh khoản tăng: 17.3% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 4.6% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng khá mạnh, họ mua nhiều TPB VHM, và bán ra nhiều HPG NVL CTG SSI
Điểm tin hàng ngày      

- Margin lập kỷ lục mới 141.000 tỷ đồng, tăng 74,62% so với đầu năm
Tổng dư nợ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán tính đến ngày 13/9/2021 ước đạt 141.304 tỷ đồng, tăng 74,62% so với đầu năm 2021.

- GVR: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được hoàn 132 tỷ đồng sau quyết toán cổ phần hóa

- HPG: Sản lượng tiêu thụ thép Hòa Phát tháng 9 tiếp tục tăng
Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 738.000 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7% so với tháng trước.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau - Mã: DCM
Giá cổ phiếu hiện tại         29,250
PE hiện tại         20.1
Vốn hóa (tỷ)         15,247
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 6,689   7,043 7,561 9,515
yoy 16.4%   5.3% 7.4% 25.8%
LNST 656   426 661 941
yoy 2.9%   -35.1% 55.2% 42.4%
Tỷ suất LNST 9.8%   6.0% 8.7% 9.9%
EPS 1,119   602 1,018 1,777
P/E 17.1   31.8 18.8 16.5
Nguồn: FiinPro
Cập nhật thông tin: TRUNG LẬP

- Giá bán và giá nguyên vật liệu đầu vào đều đang tăng mạnh
Theo Bloomberg, giá bán trung bình Urea tại thị trường Trung Quốc đã tăng 75% yoy trong quý 3, cao hơn mức tăng trung bình là 65% của giá dầu F0 đầu vào. Do đó, DCM được hưởng lợi kép từ 1) Giá bán tăng cao hơn giá nguyên liệu đầu vào, và 2) Nguyên liệu đầu vào cũng chỉ chiếm khoảng 61% tổng chi phí. Ngoài ra, giá than đã tăng 74% yoy trong quý 3, khiến 1) Chi phí sản xuất urea từ than cao hơn, và 2) Nguồn cung urea từ than cũng giảm. Do đó, DCM tiếp tục được hưởng lợi khi các công ty urea cắt giảm sản lượng

- Các rủi ro với ngành:
+ Giãn cách xã hội kéo dài tại các tỉnh phía Nam sẽ khiến cho việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn
+ Chính phủ có thể thắt chặt việc xuất khẩu urea để hạ nhiệt giá thị trường urea
+ Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể yêu cầu các công ty phân bón quốc doanh giảm giá phân bón để hỗ trợ nông dân
+ DCM có thể sẽ bảo dưỡng nhà máy trong quý 4 khiến sản lượng giảm
+ Cuối cùng, giá cổ phiếu DCM đã tăng 106% kể từ đầu năm, và mức định giá PE 20.1 lần hiện cũng không còn rẻ
1900.1055