Vn-Index tiếp tục tăng vượt ngưỡng 1,020 điểm, POW - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VN-INDEX TIẾP TỤC TĂNG VƯỢT NGƯỠNG 1,020 ĐIỂM
- Vn-Index tăng điểm đầu phiên sáng, giảm điểm cuối phiên sáng, nhưng đã tiếp tục tăng hơn nữa trong phiên chiều
- Dòng tiền vẫn đang rất mạnh nhờ lãi suất đang rất thấp
- Dòng tiền tập trung mạnh vào 1 số cổ phiếu như HPG ITA FRT TTA
- Nhóm tăng điểm tốt gồm có chứng khoán, săm lốp, bất động sản, vật liệu xây dựng, và bán lẻ
- Ngưỡng kháng cự mạnh đang ở vùng 930 điểm
- Thanh khoản tăng nhẹ: 17.6% cao hơn trung bình 20 phiên, và 0.4% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung mua VPB (129 tỷ) HPG (59 tỷ) VNM (40 tỷ) FUEVFVND (39 tỷ) HSG (38 tỷ) VIC (35 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- 3 'ông lớn' Vietcombank, BIDV, VietinBank giảm lãi suất huy động
Cuối năm 2020, lãi suất huy động trên thị trường tiếp tục xuống thấp khi mới đây 3 ngân hàng lớn giảm thêm 0,2 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn. Lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại 3 ngân hàng hiện chỉ còn 5.6%/năm

- CTP: Một cá nhân bị phạt 600 triệu đồng do sử dụng 29 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu CTP
Ông Lê Văn Hoan sử dụng 29 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu CTP.

- HPG: Sản lượng thép Hòa Phát tháng 11 hồi phục, dự án Dung Quất dự kiến hoàn thành vào tháng 1/2021
Hòa phát bán 514.000 tấn thép xây dựng và phôi thép trong tháng 11, hồi phục sau tháng 10 giảm vì mưa lũ. Dự kiến tháng 1/2021, toàn bộ dự án tại Dung Quất sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động đồng bộ cả hai giai đoạn với công suất khoảng 5 triệu tấn/năm.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Mã: POW
Giá cổ phiếu tại ngày 03/12/2020       11,400
PE hiện tại         15.1
Vốn hóa (tỷ)         23,653
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 29,710   32,662 35,374 31,404
yoy 5.3%   9.9% 8.3% -11.2%
LNST 2,233   1,921 2,510 1,500
yoy 108%   -14.0% 30.6% -40.2%
Tỷ suất LNST 7.5%   5.9% 7.1% 4.8%
EPS 1,026   820 1,072 641
P/E 9.9   12.4 9.5 17.8
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2020: TRUNG LẬP

- Doanh thu giảm 23%. Tình hình bão lũ và lượng nước lớn trong quý 3 khiến sản lượng thủy điện tăng mạnh, EVN sẽ ưu tiên huy động thủy điện trước nhiệt điện do có giá bán thấp hơn. Do đó, sản lượng của nhà máy NT1 và NT2 giảm lần lượt 46% và 32% yoy, và sản lượng nhà máy Cà Mau 1&2 giảm 7%. Trong khi đó sản lượng nhà máy Vũng Áng 1 tăng 7% yoy, có thể do nhu cầu điện tại nhà máy thép Formosa tăng. Sản lượng nhà máy thủy điện Hủa Na giảm 26% do mực nước tại hồ chứa chưa phục hồi hoàn toàn. Tóm lại, tổng sản lượng POW giảm 15% yoy trong quý 3. Bên cạnh đó, giá bán cũng giảm do giá khí và giá than đều giảm, khiến chi phí sản xuất giảm, do đó giá bán cho EVN theo hợp đồng Qc cũng giảm theo.
- Biên lợi nhuận gộp giảm từ 15.1% xuống 9% do sản lượng giảm, trong khi
đó nhiều chi phí như khấu hao, chi phí mua ngoài (thuê nhà xưởng...) là cố định. Do đó, lợi nhuận gộp giảm 54% yoy
- Chi phí tài chính thuần giảm 57 tỷ do chi phí lãi vay giảm. Tổng số dư nợ vay của NT2 đã giảm 1,581 tỷ từ đầu năm 2020
- Chi phí quản lý tăng 53.5% (tương đương tăng 92 tỷ) do POW trích lập thêm 85 tỷ chi phí dự phòng nợ xấu với EVN Power Trading Company
- Cuối cùng, lợi nhuận giảm 85% yoy do sản lượng giảm và trích lập chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu
1900.1055