VN-INDEX TĂNG 5 NGÀY LIÊN TIẾP | ||||
- Vn-Index đi ngang trong hầu hết ngày, nhưng đã bắt đầu tăng điểm từ cuối phiên chiều - VCB đóng góp lớn nhất vào chiều tăng - Nhóm chứng khoán tăng khá tốt, tuy nhiên nhiều cổ phiếu đã giá đóng cửa thấp hơn giá cao nhất ngày khá nhiều - Nhóm tăng tốt khác là thép, logistics, dầu khí, và xây dựng - Áp lực bán đang gia tăng, nhà đầu tư không nên mua đuổi tại vùng giá khá cao hiện tại, mà nên chờ mua trong các phiên điều chỉnh sắp tới - Thanh khoản tăng: 13.1% cao hơn trung bình 20 phiên, và 3.5% cao hơn ngày dịch liền trước - Khối ngoại mua ròng, họ mua nhiều SSI VHM HPG, và bán ra nhiều VNM MSN GMD |
||||
Điểm tin hàng ngày | ||||
- Ngân hàng First Citizens đồng ý mua lại 72 tỷ USD tài sản của SVB Thương vụ mua bán giữa SVB và First Citizens chính thức được thông qua vào ngày 27/3/2023. Thương vụ này có khả năng “làm dịu” thị trường sau vụ sụp đổ trước đó. - VPBank chính thức bán 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản, thu về gần 36 nghìn tỷ đồng Thoả thuận bán vốn cho SMBC đưa vốn chủ sở hữu của VPBank lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng, cao thứ 2 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. - Nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động Nhiều ngân hàng như Vietbank, KLB, Sacombank, và Saigonbank giảm từ 0.1-0.5 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. |
||||
Mỗi ngày 1 cổ phiếu | |||||
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Mã: POW | |||||
Giá cổ phiếu hiện tại | 13,300 | ||||
PE hiện tại | 16.4 | ||||
Vốn hóa (tỷ) | 31,030 | ||||
Tỷ VND | 2019A | 2020A | 2021A | 2022F | |
Doanh thu | 35,374 | 29,732 | 24,561 | 28,200 | |
yoy | 8.3% | -16.0% | -17.4% | 14.8% | |
LNST | 2,510 | 2,365 | 1,799 | 2,060 | |
yoy | 30.6% | -5.8% | -24.0% | 14.5% | |
Tỷ suất LNST | 7.1% | 8.0% | 7.3% | 7.3% | |
EPS | 1,029 | 939 | 706 | 880 | |
P/E | 14.6 | 16.0 | 21.2 | 15.1 | |
Nguồn: FiinPro | |||||
Cập nhật kết quả kinh doanh 2022: KHẢ QUAN - Sản lượng điện giảm nhẹ 4% trong năm 2022: 1) Nhà máy NT2, sản lượng tăng 23% do năm 2021, khu vực miền Nam thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, khiến sản lượng giảm mạnh; 2) Nhà máy NT1, sản lượng tăng 216% yoy do năm 2021, NT1 gặp sự cố nên không thể sản xuất, 3) Nhà máy Cà Mau: sản lượng giảm 12% do thiếu khí để sản xuất, 3) Nhà máy Vũng Áng: sản lượng giảm 40% do sự cố kỹ thuật với tổ máy phát điện, và 5) 2 nhà máy thủy điện Hủa Na và Đắk Đrinh: sản lượng tăng 47% và 28% do hiện tượng La Nina khiến lượng mưa lớn hơn - Doanh thu tăng 15% do 1) Sản lượng giảm nhẹ 4%, 2) Giá hợp đồng mua bán điện (PPA) cao hơn do giá khí và than tăng; vả 3) POW ghi nhận 584 tỷ doanh thu mà EVN đã thanh toán cho khoản lỗ tỷ giá năm 2021. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 10.4% lên 13.2% do giá bán điện tăng, nhưng nhiều chi phí được giữ cố định như chi phí nhân công và khấu hao. Do đó, lợi nhuận gộp tăng 48% - Chi phí quản lý tăng mạnh 737 tỷ do năm 2021, POW hoàn nhập dự phòng 705 tỷ nợ xấu từ EVN. - Cuối cùng, LNST tăng 14% |
|||||