Vn-Index chính thức vượt đỉnh lịch sử 1,200 điểm, khối ngoại ngừng bán ròng, BID - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VN-INDEX CHÍNH THỨC VƯỢT ĐỈNH LỊCH SỬ 1,200 ĐIỂM; KHỐI NGOẠI NGỪNG BÁN RÒNG
- Vn-Index tăng mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt cả phiên
- VCB VNM đã tăng điểm tốt để góp phần đẩy Vn-Index vượt 1,200 sau chuỗi ngày chỉ giảm hoặc đi ngang
- Số lượng mã tăng gấp 3 lần số mã giảm. Hầu hết các ngành và cổ phiếu đều tăng điểm tốt
- Như vậy, Vn-Index đã chính thức vượt 1,200 điểm với động lực tốt từ nhiều nhóm ngành và cổ phiếu, cho thấy lần vượt này khá đang tin cậy. Vn-Index vẫn có thể sẽ giảm trong phiên tới để kiểm định lại ngưỡng 1,200 này. Tuy nhiên theo chúng tôi đó lại là thời điểm mua vào tốt. Ngưỡng kháng cự lớn tiếp theo có lẽ phải nằm ở vùng 1,300 điểm
- Thanh khoản tăng tốt: 11.2% cao hơn trung bình 20 phiên, và 18.2% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại đã mua ròng nhẹ sau chuỗi 29 phiên bán ròng liên tiếp, tập trung mua VIC (271 tỷ) HPG (92 tỷ) STB (67 tỷ) MSN (55 tỷ), tuy nhiên họ cũng bán ròng mạnh VNM (-187 tỷ) CTG (-179 tỷ) GAS (-72 tỷ)
Điểm tin hàng ngày      

- PMI tháng 3 tăng lên 53,6 điểm, các điều kiện kinh doanh cải thiện mức tốt nhất trong 27 tháng
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 3 của Việt Nam đã tăng lên 53,6 điểm trong tháng 3 so với 51,6 điểm trong tháng 2, cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất cải thiện mạnh mẽ.

- Ông Vũ Bằng: Cơ hội để VN-Index vươn lên 1.300 -1.400 điểm trong năm 2021 là khó
Theo ông Bằng - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các vấn đề vĩ mô nhìn chung đang vững chắc, không có nhiều biến động, các giải pháp kích thích kinh tế chưa đến mức mạnh để xảy ra lạm phát. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán có thể chịu một số bất lợi vào cuối năm 2021 như lãi suất tăng trở lại và đảo chiều dòng vốn tỷ giá.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Mã: BID
Giá cổ phiếu tại ngày 01/04/2021       43,950
PE hiện tại         24.2
Vốn hóa (tỷ)         172,746
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 44,483   48,121 50,034 58,561
yoy 14.0%   8.2% 4.0% 17.0%
LNST 7,358   8,368 6,997 11,818
yoy 8%   13.7% -16.4% 68.9%
Tỷ suất LNST 16.5%   17.4% 14.0% 20.2%
EPS 1,642   1,664 1,271 2,938
P/E 26.2   26.1 33.8 15.0
Nguồn: FiinPro
Cập nhật Đại hội đồng cổ đông: KHẢ QUAN

- Kế hoạch kinh doanh 2021
Kế hoạch LNTT là 13K tỷ (+44% yoy) nhờ 4 động lực tăng trưởng: 1) Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 19% yoy dựa trên tăng trưởng GDP mục tiêu là 6%, 2) Thu nhập phí ròng (NFI) tăng trưởng ~16-17% yoy, (3) Thu hồi nợ ngoại bảng ~8K tỷ, và 4) Giảm chi phí vốn do CASA tăng. BID đặt mục tiêu ghi nhận chi phí dự phòng ~24K tỷ (+2,93% yoy) dù đã xử lý toàn bộ số dư VAMC trong năm 2020 do 1) Sự bất ổn của nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch; và 2) Thông tư 01 điều chỉnh được công bố tới đây có thể sẽ yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng cho các khoản vay được tái cơ cấu

- Kết quả 2 tháng đầu năm 2021 không khả quan
Theo TGĐ BIDV, trong 2 tháng đầu năm, tổng tài sản tăng 2,1% ytd; tuy nhiên, cả tăng trưởng tín dụng và huy động đều giảm lần lượt -0,87% và -2,5% ytd, do “tính chất chu kỳ của hoạt động kinh tế” và tác động của Covid-19. Tỷ lệ nợ xấu theo TT02 là 1,58% so với 1,54% tại cuối năm 2020.

- Huy động vốn mới trong giai đoạn 2021-2022
BID dự kiến phát hành 11) 207 triệu cp trả cổ tức cho năm 2019 vào quý 3–quý 4/2021; 2) 281 triệu cp để thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 vào quý 3-quý 4/2021; và 3) 341 triệu cp thông qua phát hành ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ trong giai đoạn 2021-2022. Tuy nhiên, KEB Hana Bank có thể sẽ không tham gia đợt tăng vốn sắp tới của BID.
1900.1055