VIC giúp thị trường thoát phiên giảm điểm, CTD - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VIC GIÚP THỊ TRƯỜNG THOÁT PHIÊN GIẢM ĐIỂM
- Vn-Index biến động mạnh hơn 6 điểm đầu phiên sáng, hồi phục tăng điểm cuối phiên sáng, nhưng đã giảm trở lại trong phiên chiều
- Vn30 giảm điểm. VIC CTG VCB đóng góp phần lớn vào mức tăng của Vn-Index. Nếu chỉ loại riêng 1 mã VIC, Vn-Index cũng sẽ giảm điểm
- Số lượng mã giảm lớn hơn số lượng mã tăng
- Điểm nhấn: FLC tăng trần 5 phiên liên tiếp
- Trong ngắn hạn, xác suất giảm điểm là lớn hơn. Vn-Index đang giao dịch tại ngưỡng hỗ trợ quanh MA50. Kịch bản lạc quan nhất là đi ngang tích lũy tại đây 1 vài tuần để lấy đà tiếp tục tăng điểm
- Thanh khoản giảm: 1.9% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 8.2% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Nếu loại trừ giao dịch mua thỏa thuận lớn tại VIC (812 tỷ) Khối ngoại bán ròng 25 phiên liên tiếp, tập trung bán VNM (-132 tỷ) CTG (-91 tỷ) SSI (-63 tỷ) HPG (-53 tỷ) MBB (-45 tỷ) VRE (-42 tỷ)
Điểm tin hàng ngày      

- Ông Lê Hải Trà tiết lộ về 'kế hoạch 100 ngày' giảm nghẽn cho HoSE
HoSE đưa ra kế hoạch 100 ngày cho hệ thống dự phòng để giảm tải tình trạng nghẽn lệnh hiện nay. Mục tiêu đặt ra là một hệ thống mới sẽ phải giải quyết được khoảng độ từ 3.000.000 đến 5.000.000 lệnh một ngày; từ mức chỉ khoảng 1,000,000 lệnh/ngày như hiện nay

- Tăng trưởng tín dụng bị siết chặt, ngân hàng vẫn tự tin lãi cao?
NHNN) đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng dựa trên tình hình Covid-19: 1) tăng trưởng tín dụng 12-13%, tối đa có thể lên 14% nếu dịch Covid-19 dừng trong quý I và tiêm chủng vaccine đại trà; 2) tăng trưởng tín dụng 10-12% nếu Covid-19 kéo dài đến tháng 6 và Việt Nam vẫn tiếp tục phải thực hiện giãn cách xã hội, phải chờ tiêm vaccine; và 3) Covid-19 kéo dài đến hết năm, tín dụng tăng 7-8%. Tuy nhiên, theo một quan chức của NHNN, kịch bản 3 - với mức tăng trưởng tín dụng bị siết ở mức tối đa 8% - là kịch bản vừa được lựa chọn trong bối cảnh hiện tại. Việc chọn kịch bản tăng trưởng tín dụng chỉ 8% năm nay cho thấy sự thận trọng của Ngân hàng Nhà nước.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons - Mã: CTD
Giá cổ phiếu tại ngày 25/03/2021       73,100
PE hiện tại         12.2
Vốn hóa (tỷ)         5,510
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 27,177   28,561 23,733 14,597
yoy 30.8%   5.1% -16.9% -38.5%
LNST 1,653   1,510 711 463
yoy 16%   -8.6% -52.9% -34.8%
Tỷ suất LNST 6.1%   5.3% 3.0% 3.2%
EPS 20,367   18,313 8,320 6,163
P/E 4.0   4.4 9.7 11.9
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2020: TRUNG LẬP

- Doanh thu giảm 42%: quá trình tái cơ cấu nội bộ diễn ra mạnh mẽ trong nửa năm qua ở các nhân sự cấp cao nhất, đã ảnh hưởng rất tiêu cực tới uy tín và tình hình quản lý, quản trị của CTD. Đến nay, toàn bộ dàn lãnh đạo cấp cao dưới thời ông Nguyễn Bá Dương đã được thay thế. CTD cho biết đã ký mới thêm được khoảng 7,000 tỷ trong năm 2020, nâng giá trị backlog lên 10,000 tỷ và đặt mục tiêu ký mới thêm được khoảng 30,000-35,000 tỷ trong năm 2021 - đây là mục tiêu vô cùng lớn cho CTD trong điều kiện hiện tại

- Biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể từ 4.5% lên 6.1%, có thể nhờ đội ngũ ban lãnh đạo mới đã có những giải pháp để tiết kiệm chi phí (bao gồm cả chi phí nhân công) và tăng cường giám sát để giảm bớt những hao hụt trong quá trình xây dựng. Nhờ đó, LN gộp chỉ giảm 23% yoy

- Doanh thu tài chính thuần giảm 42 tỷ do lãi tiền gửi giảm chi phí đánh giá lại tài sản

- Chi phí quản lý tăng 88 tỷ do CTD ghi nhận dự phòng phải thu giá trị 125 tỷ

- Cuối cùng, LNST giảm 60% yoy
1900.1055