Vài mã vốn hóa lớn đẩy chỉ số, khối ngoại giảm đà bán ròng, BID - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VÀI MÃ VỐN HÓA LỚN ĐẨY CHỈ SỐ, KHỐI NGOẠI GIẢM ĐÀ BÁN RÒNG
- Thị trường giảm khá mạnh đầu phiên sáng, và đã chuyển sang tăng mạnh trong cuối phiên sáng, tuy nhiên đã đóng cửa chỉ tăng nhẹ trong phiên chiều
- Vn-Index tăng hoàn toàn do 1 vài mã vốn hóa lớn: VIC BVH tăng trần, VHM VRE VCB VNM SAB tăng rất mạnh
- Số lượng mã giảm điểm thậm chí hơn gấp đôi số mã tăng điểm, nhiều ngành thậm chí giảm mạnh hơn 3% như chứng khoán, công nghệ, bán lẻ, săm lốp, và vật liệu xây dựng
- Thanh khoản giảm mạnh: 17% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 12% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là giá trị bán ròng của khối ngoại đã giảm mạnh, tập trung bán MSN (95 tỷ) VHM (37 tỷ) VRE (25 tỷ); tuy nhiên, họ cũng mua ròng khá mạnh VNM (106 tỷ) VIC (35 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Thượng viện Mỹ chính thức thông qua gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD
Gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD đã được Thượng viện Mỹ thông qua nhằm giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới vượt qua đại dịch Covid-19. Hạ viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu cho dự luật vào ngày 27/3. Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ ký duyệt ngay lập tức khi dự luật này được gửi tới ông.

- Gói kích thích kinh tế 2,000 tỷ USD của Mỹ có gì?
Gói kích thích kinh tế 2,000 tỷ USD sẽ bao gồm: 1) Khoản trợ cấp khoảng 500 tỷ USD được chi trả trực tiếp cho người dân theo 2 đợt; 2) Gói 500 tỷ USD để hỗ trợ thanh khoản cho các lĩnh vực đang gặp khó; 3) Khoảng 350 tỷ USD được cung cấp dưới dạng khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ; 4) Các bệnh viện được trợ cấp lên tới 130 tỷ USD; 5) Khoảng 250 tỷ USD được dành để tăng bảo hiểm thất nghiệp; và 6) Hơn 10 tỷ USD được phân bổ cho hoạt động phát triển thuốc chữa bệnh và 4 tỷ USD dành cho sản xuất khẩu trang, găng tay, áo choàng và máy thở.

- Fed có thể bơm tới 4.500 tỷ USD để giải cứu kinh tế Mỹ
Fed đang hành động mạnh mẽ hơn cả những gì đã làm trong khủng hoảng tài chính 2008 và trở thành người cho vay cuối cùng. Đảm bảo dòng chảy tín dụng thông suất và cung cấp các khoản vay trực tiếp cho các doanh nghiệp Mỹ

- Việt Nam xuất siêu hơn 880 triệu USD trong nửa đầu tháng 3
Việt Nam xuất siêu hơn 880 triệu USD trong nửa đầu tháng 3 và hơn 2,7 tỷ USD lũy kế đến ngày 15/3.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Mã: BID
Giá cổ phiếu tại ngày 26/03/2020       33,300
PE hiện tại         13.8
Vốn hóa (tỷ)         133,531
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 39,016   44,483 48,121 49,600
yoy 28.2%   14.0% 8.2% 3.1%
LNST 6,787   7,358 8,368 8,790
yoy 51%   8.4% 13.7% 5.0%
Tỷ suất LNST 17.4%   16.5% 17.4% 17.7%
EPS 1,463   1,642 2,163 2,185
P/E 22.7   20.2 21.1 15.2
Nguồn: FiinPro
Cập nhật đại hội cổ đông 2020:

- Cập nhật kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2020
Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến cả cung và cầu của nền kinh tế, tổng tín dụng và tiền gửi giảm -2% YTD và -1,6% YTD.  Thu nhập hoạt động trước dự phòng này đạt 5,7K tỷ, +15% yoy. BID hiện tại có 140K tỷ dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành bị tác động mạnh nhất của dịch bệnh, chiếm 12,3% tổng tín dụng. Thanh lý trái phiếu VAMC: cuối 2019, BID còn 9,3K tỷ dư nợ trái phiếu VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 6,35K tỷ đồng, trong 2 tháng đầu năm 2020, BID đã hoàn thành việc trích lập dự phòng và thanh lý hết các trái phiếu VAMC.

- Kế hoạch năm 2020
Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi của khách hàng ở mức 9% yoy, LNTT đạt 12,5K tỷ (+14,9% yoy), tuy nhiên kế hoạch này dựa trên kịch bản dịch bệnh Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối tháng 3/2020 (hiện dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát).

- Trả cổ tức và tăng vốn
BID có kế hoạch trả 7% cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2019. CAR theo Basell II năm 2019 đạt 8,77%, cao hơn so với mức quy định tối thiếu 8%. BID có kế hoạch phát hành thêm 3,415 tỷ vốn mới, sẽ được thực hiện bằng cách đấu giá công khai (không bị hạn chế giao dịch) hoặc phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư tổ chức (hạn chế giao dịch 1 năm), thời gian dự kiến sẽ là vào nửa cuối 2020
1900.1055