TÍCH LŨY TỐT NGAY TRƯỚC NGƯỠNG HỖ TRỢ YẾU 980 ĐIỂM
- Thị trường giao dịch trong biên độ hẹp suốt phiên
- Hầu hết cổ phiếu/ngành đều chỉ tăng/giảm nhẹ quanh giá tham chiếu
- GAS/VHM đóng góp lớn nhất vào chiều xuống, trong khi đó, NVL/VRE đóng góp lớn nhất vào chiều lên
- 980 điểm đang là ngưỡng hỗ trợ khá tốt cho thị trường, mặc dù ngưỡng 960 điểm là hỗ trợ mạnh hơn rất nhiều.
- Thanh khoản giảm: 23% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 19% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng nhẹ, và tổng giá trị giao dịch trong phiên rất thấp
ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 11/3/2019
- Chủ tịch Fed: Lãi suất hiện nay là 'phù hợp' và 'rất trung tính', Fed không “cảm thấy bất kỳ sự cấp bách nào” trong việc phải điều chỉnh lãi suất lần nữa. Thông điệp này cho thấy FED sẽ giảm mức độ tăng lãi suất trong 2019-2020.
- 2 quỹ ETF (VNM và FTSE) sẽ tiến hành tái cơ cấu trong tuần này với dự kiến giao dịch như sau: bán mạnh VIC/VHM/PLX, trong khi đó mua mạnh VCB/NVL/HPG/SBT
HVN (TCT Hàng không Việt Nam) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU
Cập nhật báo cáo tài chính 2018: KHẢ QUAN
- Doanh thu và LN gộp tăng trưởng 16.7% and 14.4%; tỷ suất LN gộp giảm nhẹ từ 12.9% còn 12.6% do giá nhiên liệu tăng
- Lỗ tài chính thuần tăng từ 1,387 tỷ lên 2,516 tỷ do lỗ tỷ giá tăng mạnh (USD tăng 2.2% trong năm 2018)
- Chi phí quản lý đi ngang, tuy nhiên, chi phí thuế TNDN lại tăng mạnh 42% do HVN không còn được hưởng ưu đãi thuế từ năm 2018
- Do đó, LNST giảm nhẹ 3.7%
- Tình hình tài chính Khả quan do 1) số dư tiền lớn và tăng trong kỳ ~6,480 tỷ; 2) tài sản chủ yếu là tài sản cố định cho đội bay, 3) số dư nợ vay tuy vẫn lớn để đầu tư cho đội bay nhưng đã giảm mạnh ~8,650 tỷ năm 2018, còn nợ ~38,460 tỷ; và 4) dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh dương
Mô hình kinh doanh:
- HVN định vị là hãng hàng không đẳng cấp quốc tế (khác với định vị hãng hàng không giá rẻ của VJC). Tốc độ tăng trưởng hành khách và doanh thu của HVN khá thấp là 10.3% và 6.3% trong 3 năm qua. Thị phần cũng giảm dần từ mức 63.4% năm 2013 xuống còn 40% năm 2018 do cạnh tranh từ VJC. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng LNST của HVN cao hơn VJC rất nhiều ở mức 69%/năm do đánh vào phân khúc cao cấp có giá vé cao.
- Hoạt động vận tải hành khách là hoạt động cốt lõi đóng góp 82% LNTT, 18% đóng góp từ hoạt động bán và thuê lại máy bay.
- HVN sở hữu mạng bay rộng lớn nhất nước, lên đến 91 tuyến bay tại thời điểm cuối 2018 (54 chuyến quốc tế và 37 chuyến nội địa). HVN đồng thời sở hữu đội tàu bay lớn nhất Việt Nam (93 máy bay). Tuy nhiên, đội tàu bay có độ tuổi lớn hơn VJC, khiến HVN cũng tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn.
- Chi phí nhiên liệu đang chiếm ~36% giá vốn
Triển vọng doanh nghiệp: KHẢ QUAN
- Tăng trưởng số lượt khách du lịch ngành: khách nội địa và quốc tế năm 2018 tăng trưởng 9.3% và 20%, đặc biệt khách quốc tế với giá vé cao hơn và tiêu thụ nhiều đồ ăn thức uống hơn.. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng đã giảm tốc so với các năm trước.
- Tăng trưởng số lượng hành khách của HVN dự kiến 2019 là 6.5%, thấp hơn ngành
- Biên LN gộp dự kiến tăng nhẹ do giá nhiên liệu đang giảm
- Trong năm 2019, HVN sẽ đầu tư tăng số lượng máy bay them 17 để đáp ứng nhu cầu đang tăng, đặc biệt cho các tuyến mang lại mức lợi nhuận cao như HN-HCM và các tuyến đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Bộ Giao thông vận tải đang nắm 86% cổ phần và sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 51% trong năm 2019.
- HVN sẽ chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE trong tháng 4/2019