Phục hồi tốt trong phiên chiều, đặc biệt từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, KDC - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

PHỤC HỔI TỐT TRONG PHIÊN CHIỀU, ĐẶC BiỆT TỪ NHÓM CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG

- Index giảm trong phiên sáng, tuy nhiên, đã phục hồi tốt và tăng trở lại trong phiên chiều.
- Động lực cho sự hồi phục là cổ phiếu ngân hàng và VHM/BVH
- Cổ phiếu cao su tự nhiên cũng tăng tốt
- Cổ phiếu dầu khí bị bán mạnh do giá dầu thế giới giảm
- Thanh khoản tăng nhẹ: 11% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 5% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung vào POW (37 tỷ) VNM (32 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 29/1/2019

- Giá quặng sắt tại Trung Quốc chạm đỉnh 16 tháng, các công ty sản xuất thép sẽ bị ảnh hưởng giảm biên lợi nhuận trong năm 2019.
- Trước thềm đàm phán với Trung Quốc, Mỹ giáng đòn sốc lên Huawei

- CPI tháng 1 chỉ tăng 0,1% dù là tháng cận tết do giá dầu giảm (nhóm giao thông giá giảm 3.04% mom), áp lực lạm phát đang giảm xuống đáng kể
- Tháng 1, Việt Nam nhập siêu 800 triệu USD, trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 2,3 tỷ USD và 2,6 tỷ USD

KDC (Tập đoàn KIDO) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- KDC hiện là tập đoàn hàng tiêu dùng, đầu tư vào các đơn vị chủ yếu như sau:
+ 51% vốn tại Vocarimex (VOC), chuyên sản xuất dầu thực vật để nấu ăn, với các thương hiệu Golden bean, Mejimi, Vạn Hảo, Soby, Sungo, và Voca
+ 61.9% vốn tại Tường An (TAC), cũng chuyên sản xuất dầu thực vật để nấu ăn, với nhiều sản phẩm mang thương hiệu “Tường An”.
+ 65% vốn tại KDF, chuyên sản xuất kem, sữa chua ăn hàng ngày
+ Đầu tư vào các công ty con: 50% vốn tại Lavenue hoạt động lĩnh vực bất động sản (vốn góp 1,071 tỷ), 24% vốn tại Calofic cũng chuyên sản xuất dầu thực vật để nấu ăn (vốn 1,821 tỷ), 40% vốn tại LG Vina sản xuất hàng mỹ phẩm.
+ VOC, TAC, và KDF chiếm lần lượt 44% 43% và 13% tổng doanh thu năm 2018
- Kem và sữa chua (thuộc KDF) chiếm ~40.2% thị phần kem cả nước. Định hướng phát triển mạnh thị trường miền Bắc với lợi thế mới từ nhà máy Bắc Ninh hoạt động từ Q3/2016, nâng tổng công suất sản xuất kem lên 24 triệu lít và sữa chua lên 25 triệu lít. 
- Với thị trường dầu ăn, KDC hiện kiểm soát tới ~80% thị trường
- Ngoài ra, KDC cũng có 1 số mảng phụ khác như phân phối đường cho Thành Thành Công, mỳ gói, gia vị, thịt chế biến.

Triển vọng doanh nghiệp: KÉM KHẢ QUAN
- Tất cả các mảng hoạt động của KDC (dầu thực vật, kem, sữa chua, và cả bất động sản) đều có triển vọng không tốt trong năm 2019, bị mất thị phần vào tay đối thủ, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng chậm
- Hệ thống phân phối rộng với ~100k điểm phân phối năm 2018 1 phần giúp KDC tăng khả năng bán hàng, nhưng cũng làm chi phí phình to, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý chiếm tới 20.6% doanh thu.
- Chỉ số PE của KDC hiện cũng đang rất cao là 60.9 lần dù giá cổ phiếu đã giảm ~54% từ đỉnh.

Sức khỏe tài chính: TRUNG LẬP
Tình hình tài chính Khả quan do số dư tiền mặt lớn ~2,700 tỷ, và tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ thấp là ~0.5 lần. Mặc dù vậy, số dư nợ vay cũng tương đối lớn là ~2,200 tỷ, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh âm. Nhìn chung, tình hình tài chính của KDC tương đối ổn định, nhưng cũng có 1 số rủi ro và cũng chưa tạo ra động lực tăng trưởng lợi nhuận cho KDC.
 

1900.1055