Phân hóa sâu sắc, chứng khoán và ngân hàng hút dòng tiền, VIC - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

PHÂN HÓA SÂU SẮC, CHỨNG KHOÁN VÀ NGÂN HÀNG HÚT DÒNG TIỀN

- Thị trường đi ngang trong phiên sáng, tăng đầu phiên chiều, nhưng giảm về mức tham chiếu cuối phiên chiều do áp lực bán tại vùng giá cao là khá lớn
- Thị trường phân hóa sâu sắc: dòng tiền tập trung vào nhóm chứng khoán và ngân hàng, trong khi đó VCB và SAB giảm đã khiến Vn-Index giảm 3 điểm
- Vn30 diễn biến tốt hơn thị trường chung, và 1 số mã lớn như BID TCB VNM thậm chí đóng cửa ở trên ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn.
- Thanh khoản tăng: 24% cao hơn trung bình 20 phiên, và 35% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng 12 phiên liên tiếp, tập trung bán HPG (99 tỷ) VJC (52 tỷ) E1VFVN30 (45 tỷ) DXG (35 tỷ)

 

Bản tin hàng ngày      

- Trung Quốc tuyên bố đáp trả nếu Mỹ áp thuế 10%
Trung Quốc muốn cả hai bên tôn trọng sự đồng thuận giữa ông Trump và ông Tập, đạt được tại cuộc gặp cuối tháng 6 ở Nhật Bản và sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa của nước này. Những phát ngôn của Trung Quốc cho thấy, chiến tranh thương mại sẽ còn có thể kéo dài và mức độ căng thẳng có thể còn được đẩy lên cao trong thời gian tới.

- Thủ tướng chính thức ký quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Theo đó, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, trong đó có những cái tên lớn như Agribank, Mobifone, VNPT, TKV, SJC. Tiến trình cổ phần hóa DNNN được kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh trong thời gian tới sau gần như không có mấy tiền triển trong nhiều tháng qua.

- VFM huy động vốn cho 2 quỹ ETF
VFM dự kiến sẽ phát hành 2 chứng chỉ quỹ mới bao gồm VN-Diamond Index và VN-Finance. VN-Diamond Index sẽ chọn cổ có tiêu chí FOL cao nhất (Foreign Room Limit - giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài) và chỉ số P/E thấp nhất. Còn quỹ VN-Finance sẽ chọn cổ phiếu ngành tài chính (chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm), có vốn hóa thị trường từ 500 tỷ đồng và thanh khoản bình quân mỗi phiên trên 1 tỷ đồng.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần - Mã: VIC
Giá cổ phiếu tại ngày 16/08/2019       122,000
PE hiện tại         83.3
Vốn hóa (tỷ)         404,858
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 57,614   89,350 121,894 146,642
yoy 69.2%   55.1% 36.4% 20.3%
LNST 3,385   4,462 3,777 5,164
yoy 178%   31.8% -15.4% 36.7%
Tỷ suất LNST 5.9%   5.0% 3.1% 3.5%
EPS 1,235   1,628 1,118 1,543
P/E 98.01   74.34 108.27 77.43
Nguồn: FiinPro
CẬP NHẬT BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ 2/2019: TRUNG LẬP

- Lợi nhuận tăng 689% nhờ đóng góp từ mảng bất động sản
+ Doanh thu tăng 22.4%, tất cả các mảng đều tăng trưởng dương, trong đó, bất động sản tăng 8.9%. Đáng chú ý là chuỗi siêu thị của VIC đạt tăng trưởng cao 74% (số lượng cửa hàng đã đạt 2,254 cửa hàng, tăng 65% yoy) và VinFast đã tạo ra doanh thu 1,331 tỷ.
+ Lợi nhuận gộp tăng mạnh 58% và tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 25.1% lên 32.3%. Lý do chính là vì LN gộp bất động sản tăng tới 66%, do VIC (VHM) ghi nhận doanh thu từ dự án Vinhomes Ocean Park tại Hải Dương với chi phí đất thấp và biên lợi nhuận rất cao. Ngoài ra, mảng bán lẻ (chuỗi siêu thị) cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận cao 130% sau khi đã đạt điểm hòa vốn.
+ Chi phí tài chính thuần tăng thêm 330 tỷ, chủ yếu do chi phí lãi vay tăng
+ Chi phí bán hàng và quản lý tăng tới 87%, cao hơn nhiều mức tăng doanh thu. Hiện VIC chưa công bố chi tiết các chi phí này.
+ Phần lợi nhuận chia cho cổ đông thiểu số giảm giúp LNST tăng rất mạnh 689%

- Biến động các khoản mục tài sản:
+ Dòng tiền: từ sản xuất kinh doanh dương mạnh 20K tỷ, huy động thêm vốn từ phát hành cổ phiếu 23.3K tỷ, và vay nợ thêm ~10K tỷ. Tuy nhiên, VIC phải dùng 42.8K tỷ vào đầu tư nên số dư tiền chỉ tăng ~10K tỷ.
+ Số dư phải thu cũng tăng ~25K tỷ do nhiều lý do, lớn nhất là khoản đặt cọc để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng chưa rõ cho dự án nào.
1900.1055