Nhiều mã lớn tăng trần, thị trường bứt phá, QNS - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NHIỀU MÃ LỚN TĂNG TRẦN, THỊ TRƯỜNG BỨT PHÁ
- Thị trường mở cửa tăng tốt và tiếp tục đà tăng tốt trong suốt phiên
- 38 mã tăng trần, trong đó có nhiều mã lớn như HCM SSI BVH STB DPM CTG
- Hầu hết các ngành đều tăng điểm, số lượng mã giảm điểm là rất ít, cho thấy dòng tiền đang lan tỏa khá mạnh mẽ
- Nhóm tăng mạnh nhất có chứng khoán, ngân hàng, bán lẻ, bảo hiểm, bất động sản, và công nghệ; trong khi đó, vẫn có 1 số ít nhóm giảm điểm như logistics
- Thanh khoản giảm mạnh: 31% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 17% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng 3 phiên liên tiếp, tập trung bán MSN (38 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Đón nhận một loạt thông tin tiêu cực, Phố Wall quay đầu giảm điểm, Dow Jones ghi nhận quý tồi tệ nhất kể từ năm 1987
Chỉ số Dow và S&P 500 đều ghi nhận một quý I tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay, lần lượt mất 23,2% và 20%. Ngoài ra, Dow Jones cũng có quý tệ nhất kể từ năm 1987, trong khi S&P 500 có mức giảm theo quý lớn nhất kể từ năm 2008. Thị trường đồng loạt rớt điểm khi đón nhận một số thông tin tiêu cực về Covid-19

- Giá dầu có quý giảm mạnh nhất lịch sử
Giá dầu Brent giảm xuống 22,74 USD/thùng, chốt tháng 3 và quý I lần lượt giảm 55% và 66%, mạnh nhất lịch sử. Giá dầu WTI xuống 20,48 USD/thùng, chốt tháng 3 và quý I lần lượt giảm 54% và 66%, mạnh nhất kể từ khi hợp đồng tương lai với loại dầu này xuất hiện năm 1983. Nhu cầu năng lượng bị ảnh hưởng bởi các lệnh hạn chế đi lại do đại dịch virus corona. Các chuyên gia dự báo nhu cầu năng lượng sẽ giảm 20 – 30% trong tháng 4 và duy trì yếu ớt trong vài tháng tiếp theo.

- PMI sản xuất Việt Nam xuống thấp kỷ lục trong tháng 3 do Covid-19
PMI của ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49 điểm của tháng 2 xuống 41,9 điểm trong tháng 3, thấp nhất trong hơn 9 năm thu thập dữ liệu, cũng là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2012. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm giảm mạnh nhất trong lịch sử khảo sát. Mức độ lạc quan trong kinh doanh giảm. Các công ty giảm mua hàng và lượng hàng tồn kho.

- Đề xuất giảm 10% giá điện vì Covid-19
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), cho biết giá điện sinh hoạt các bậc thang từ 1 đến 4 sẽ được giảm 10% trong 3 tháng. Ngoài ra, giá điện sản xuất, kinh doanh cũng sẽ hạ 10% từ tháng 4 đến tháng 6. Đây sẽ là thông tin tốt hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi - Mã: QNS
Giá cổ phiếu tại ngày 01/04/2020       23,200
PE hiện tại         6.2
Vốn hóa (tỷ)         7,995
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 7,633   8,031 7,681 8,400
yoy 9.5%   5.2% -4.4% 9.4%
LNST 1,027   1,240 1,292 913
yoy -27%   20.8% 4.1% -29.3%
Tỷ suất LNST 13.5%   15.4% 16.8% 10.9%
EPS 4,985   5,020 4,313 2,558
P/E 5.3   5.4 6.2 9.1
Nguồn: FiinPro
QNS đã tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 28/3/2020 với những nội dung chính như sau:

- Kế hoạch kinh doanh 2020
QNS đặt kế hoạch doanh thu đạt 8,400 tỷ tăng trưởng 9.4%; và kế hoạch LNST đạt 913 tỷ, giảm 29% yoy. Tuy nhiên, QNS thường đặt kế hoạch kinh doanh rất thận trọng trong những năm qua, ví dụ năm 2019, lợi nhuận thực tế đã cao hơn lợi nhuận kế hoạch tới 6.5 lần.

- Trả cổ tức năm 2019 và 2020
QNS sẽ tiếp tục chi trả cổ tức còn lại của năm 2019 là 1,500/cp; như vậy cho năm 2019, QNS sẽ chi trả tổng cộng là 3,000/cp (tương đương tỷ suất cổ tức lên tới 13.6%). Cho năm 2020, QNS đặt kế hoạch cổ tức ở mức 15% mệnh giá (bằng tiền hoặc cổ phiếu)

- Sản lượng đường năm 2020 có thể giảm hơn 1 nửa
Theo ban lãnh đạo QNS, năm 2019, do tình hình thời tiết nóng và khô (ảnh hưởng của ElNino) đã ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất và chất lượng mía. QNS ước tính, vụ mùa 2019-2020, QNS chỉ đạt sản lượng khoảng 800,000 tấn mía so với mức 1.4 triệu tấn của vụ mùa 2018-2019. Mặc dù vậy, QNS đã chủ động nhập khẩu thêm 25,000 tấn mía từ Thái Lan để sản xuất đường. Ngoài ra, cũng theo ban lãnh đạo QNS, doanh thu mảng sữa đậu nành chỉ tăng trưởng ở mức thấp dưới 10% trong 2 tháng đầu năm.
1900.1055