Mất mốc 1,500 điểm trong phiên ATC, POW - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

MẤT MỐC 1,500 TRONG PHIÊN ATC
- Vn-Index đi ngang quanh ngưỡng 1,500 điểm trong hầu hết ngày, nhưng đã giảm xuống dưới ngưỡng này trong phiên ATC
- Áp lực bán vẫn là rất lớn, ngưỡng 1,500 điểm có lẽ đang là lực cản quá lớn cho Vn-Index ở thời điểm hiện tại
- Số lượng mã tăng điểm và giảm điểm lại khá cân bằng. Tuy nhiên, nhóm vốn hóa lớn hơn, đặc biệt các mã trong Vn30, lại giảm mạnh hơn. Cụ thể, nhóm ngân hàng và bất động sản - 2 nhóm có vốn hóa lớn nhất sàn - đều giảm điểm
- Mặc khác, nhóm tăng mạnh gồm có logistics, thủy sản, xây dựng, và săm lốp
- Nhà đầu tư nên chờ đợi mua vào tại vùng 1,470 điểm
- Thanh khoản giảm: 6.5% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 1.8% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng nhẹ, họ mua nhiều DGC VHC, và bán ra nhiều DXG VNM HPG
Điểm tin hàng ngày      

- Giá hàng hóa tiếp tục tăng rất cao trong ngày
+ Chỉ số giá phân bón ở Bắc Mỹ trong tuần kết thúc ngày 18/3 là 1.248 USD/tấn, so với mức 1.138 USD/tấn trong tuần trước đó, tăng gần 10%, và là mức cao nhất mọi thời đại của giá phân bón
+ Lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn nữa, giá dầu tăng 5%
+ Thép cuộn cán nguội, thép hình chữ I tăng dưới 1%

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam  - Mã: POW
Giá cổ phiếu hiện tại         16,800
PE hiện tại         22.3
Vốn hóa (tỷ)         39,578
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 33,662   35,374 29,732 24,565
yoy 9.9%   5.1% -15.9% -17.4%
LNST 1,921   2,510 2,365 1,779
yoy -14.0%   30.7% -5.8% -24.8%
Tỷ suất LNST 5.7%   7.1% 8.0% 7.2%
EPS 820   1,029 939 760
P/E 15.0   12.0 13.1 22.1
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4: TRUNG LẬP

- Sản lượng giảm tới 43% do 2 nguyên nhân: 1) Giá khí và giá than thế giới tăng rất cao, khiến chi phí sản xuất tăng mạnh và POW khó cạnh tranh được với các nhà máy khác trên thị trường điện cạnh tranh; và 2) Tổ máy số 1 (600MW) của nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đã phải ngừng hoạt động một nửa công suất điện than từ tháng 9/2021 do sự cố kỹ thuật ngoài dự kiến, vẫn và sẽ chưa thể hoạt động trở lại ít nhất là cho tới cuối Q1/2022.

- Ngoài ra, hợp đồng PPA của nhà máy điện Cà Mau và EVN đã chính thức được ký kết vào tháng 12/2021, và được áp dụng hồi tố từ 1/7/2021, với giá bán thấp hơn. Do đó, giá bán giảm, và POW cũng phải hoàn trả 1 phần lợi nhuận lại cho EVN

- Do đó, doanh thu giảm 55%, và lợi nhuận gộp chuyển từ lãi sang lỗ tới 326 tỷ

- POW cũng hoàn nhập khoản dự phòng nợ xấu trị giá 732 tỷ cho nhà máy điện Cà Mau, khoản này được ghi nhận giảm trừ chi phí quản lý

- Cuối cùng, POW vẫn lỗ 62.7 tỷ (so với mức lãi 1,062 tỷ cùng kỳ)
1900.1055