Lực cầu từ nhà đầu tư nội cân hoàn toàn khối ngoại, MWG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

LỰC CẦU TỪ NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN NỘI CÂN HOÀN TOÀN KHỐI NGOẠI
- Vn-Index giảm mạnh đầu phiên sáng do chứng khoán Mỹ giảm mạnh, nhưng đã hồi phục cuối phiên sáng, và về cơ bản bị nghẽn mạng trong cả phiên chiều
- Số lượng mã tăng nhiều hơn khá nhiều số mã giảm, nhưng 3 mã vốn hóa lớn nhất thị trường là VHM VIC VCB lại giảm điểm
- Dòng tiền tập trung rất mạnh vào nhóm dầu khí do giá dầu thế giới tăng. Nhiều mã khác cũng tăng mạnh hơn 5% như DGW POW
- Thị trường hồi phục với thanh khoản thấp cho thấy sự hồi phục là không bền vững. Nhà đầu tư cá nhân nội khó lòng có thể cân với sự bán ròng của khối ngoại thời gian nhiều tuần. Mốc 1,200 lại là kháng cự quá mạnh. Do đó, xác suất giảm điểm đang lớn hơn
- Thanh khoản giảm: 4.9% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 8.4% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng rất mạnh 10 phiên liên tiếp, tập trung bán POW (-298 tỷ) VNM (-271 tỷ) CTG (-107 tỷ) VHM (-99 tỷ) VCB (-79 tỷ) VIC (-79 tỷ) MBB (-75 tỷ) VRE (-50 tỷ)
Điểm tin hàng ngày      

- Chủ tịch Fed cam kết kiên nhẫn, giữ nguyên lập trường chính sách
Chủ tịch Fed Jerome Powell nói lạm phát khả năng sẽ tăng khi kinh tế phục hồi nhưng ông nghĩ đó chỉ là diễn biến tạm thời. Fed không tăng lãi suất nếu lạm phát không bền vững hơn và thị trường lao động chưa tối đa hóa việc làm. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng sau bài phát biểu của người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ.

- IMF: Năm 2021, lạm phát của Việt Nam vẫn sẽ đạt khoảng 4%
IMF nhấn mạnh, các chính sách tài khóa và tiền tệ được kỳ vọng sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với năm 2020. Đồng thời, lạm phát được dự báo sẽ vẫn gần với mục tiêu của Chính phủ là 4%

- HoSE nghiên cứu giải pháp không cho sửa, hủy lệnh giao dịch để cải thiện 30% thanh khoản thị trường
Trước khi đưa ra giải pháp không cho sửa, hủy lệnh, HoSE mới đây cũng đưa ra quan điểm về việc nâng lô giao dịch từ 100 cổ phiếu lên 1.000 cổ phiếu và đã gặp phải vô vàn ý kiến phản đối từ nhà đầu tư và các chuyên gia.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động - Mã: MWG
Giá cổ phiếu tại ngày 05/03/2021       132,200
PE hiện tại         15.7
Vốn hóa (tỷ)         61,907
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 66,340   86,516 102,174 108,500
yoy 48.7%   30.4% 18.1% 6.2%
LNST 2,206   2,879 3,834 3,916
yoy 40%   30.5% 33.2% 2.1%
Tỷ suất LNST 3.3%   3.3% 3.8% 3.6%
EPS 6,958   6,491 8,645 8,650
P/E 12.1   13.0 9.7 15.3
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2020: KHẢ QUAN

DMX: Doanh thu giảm 5%
Số lượng cửa hàng tăng mạnh 303 cửa hàng trong quý 4 và tăng 409 cửa hàng trong năm 2020. MWG đã đẩy mạnh mở mới hệ thống siêu thị mini trong quý 4 và mở mới 30 cửa hàng ở Campuchia. Như vậy, MWG đã đạt được chỉ tiêu mở mới 300 siêu thị mini trong năm 2020.


TGDĐ: Doanh thu giảm nhẹ 1%
Số lượng cửa hàng giảm 49 trong quý 4 và giảm 83 trong năm 2020. Thị trường di động tiếp tục cho thấy dấu hiệu bão hòa, do đó MWG có thể vẫn sẽ tiếp tục xu hướng đóng cửa bớt các cửa hàng TGDĐ trong năm 2021


BHX: Doanh thu tăng 69%
+ MWG mở mới 96 cửa hàng trong quý 4 và 711 cửa hàng trong cả năm 2020, nâng tổng số lượng cửa hàng lên 1,719.
+ Tuy nhiên, BHX vẫn lỗ ròng 1.9K tỷ trong năm 2020 so với mức lỗ 1K tỷ trong năm 2019 do các khoản đầu tư ban đầu cho các trung tâm phân phối (DC). Ngoài ra, các cửa hàng mới có doanh thu/cửa hàng thấp hơn so với các cửa hàng hiện hữu, khiến doanh thu/cửa hàng trung bình giảm còn 1.25 tỷ trong tháng 12/2020 so với mức 1.4 tỷ vào tháng 12/2019.
1900.1055