Lực bán tăng mạnh cuối phiên, thị trường phân hóa sâu sắc, HPG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

LỰC BÁN TĂNG MẠNH CUỐI PHIÊN, THỊ TRƯỜNG PHÂN HÓA SÂU SẮC
- Vn-Index đi ngang tăng giảm nhẹ quanh tham chiếu trong hầu hết ngày, nhưng đã giảm điểm từ cuối phiên chiều
- Thị trường phân hóa sâu sắc, nhiều cổ phiếu tăng tốt như SHB EIB CTG VPB HCM NVL, nhưng cũng nhiều cổ phiếu khác thậm chí cùng trong ngành như TCB VCI NLG lại giảm điểm khá mạnh
- VIC đóng góp lớn nhất vào chiều giảm
- Nhóm giảm mạnh nhất là vật liệu xây dựng, logistics, công nghệ, bảo hiểm, và dược phẩm
- Thị trường giảm hôm nay do thị trường chứng khoán quốc tế giảm điểm và vùng 1,270 cũng là ngưỡng kháng cự. Nhà đầu tư nên mua vào trong các phiên điều chỉnh. Như vậy, sáng ngày mai có thể sẽ lại là thời điểm thích hợp để mua vào
- Thanh khoản tăng: 11.7% cao hơn trung bình 20 phiên, và 6.2% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng rất mạnh, tập trung bán CTG (-387 tỷ) HPG (-220 tỷ) VJC (-78 tỷ) NVL (-77 tỷ) MBB (-60 tỷ)
Điểm tin hàng ngày      

- Sàn Đại Liên (Trung Quốc) cân nhắc chấp nhận loại quặng sắt thấp cấp hơn để hạn chế giá tăng
Trung Quốc vừa đề xuất giảm yêu cầu về hàm lượng sắt tiêu chuẩn cho quặng sắt từ 62% xuống 61% nhằm mở rộng nguồn cung quặng sắt tới những loại quặng có hàm lượng sắt thấp hơn, để tăng nguồn cung quặng sắt và giảm giá bán. Như vậy, Trung Quốc (và cả Việt Nam) đều đang thực hiện nhiều biện pháp hạ nhiệt giá thép, và đây có thể là tin kém tích cực với cổ phiếu thép (HPG HSG NKG).

- HCM: Chứng khoán HSC chỉnh room ngoại về 49% từ 12/5
HSC giảm room ngoại để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và không bị ảnh hưởng bởi quy định pháp lý hiện tại.

- Bloomberg: Masan Group muốn huy động 1 tỷ USD đầu tư cho mảng thức ăn chăn nuôi
Masan Group đang cân nhắc các lựa chọn với mảng thức ăn chăn nuôi như đầu tư, IPO, bán cổ phần cho một đối tác chiến lược. Tập đoàn muốn huy động lên tới 1 tỷ USD đầu tư cho mảng này. Đây có thể sẽ là thương vụ lớn nhất tại Việt Nam kể từ năm 2017 (sau thương vụ SAB trị giá 4.4 tỷ USD)

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - Mã: HPG
Giá cổ phiếu tại ngày 13/05/2021       61,500
PE hiện tại         11.5
Vốn hóa (tỷ)         207,743
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 55,836   63,658 90,119 120,000
yoy 21.0%   14.0% 41.6% 33.2%
LNST 8,573   7,527 13,450 18,000
yoy 7.1%   -12.2% 78.7% 33.8%
Tỷ suất LNST 15.4%   11.8% 14.9% 15.0%
EPS 3,908   2,622 3,936 5,433
P/E 16.0   23.9 15.9 11.5
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2021: KHẢ QUAN

- Doanh thu tăng 62% nhờ mảng thép tăng mạnh 85% yoy, trong khi đó các mảng khác đều giảm so với cùng kỳ. Thép hiện chiếm 92.4% tổng doanh thu. Sản lượng thép đã tăng rất mạnh trong năm 2021, trong đó phải kể đến đóng góp mới từ thép cán nóng (HRC) và tôn mạ tăng 200% yoy. Sản lượng thép tăng trưởng mạnh nhờ 1) Nhà máy thép Dung Quất mới đi vào hoạt động giúp tăng công suất, 2) Chính phủ thúc đẩy đầu tư công giúp nhu cầu thép trong nước tăng, và 3) Nhu cầu thép quốc tế cũng tăng khi Covid-19 đang dần được kiểm soát, giúp xuất khẩu thép tăng mạnh. Trong khi đó, giá trung bình thép xây dựng HPG trong quý 1 đạt ~14,297 VND/kg, tăng 28% yoy.
- Biên lợi nhuận gộp tăng từ 19.6% lên 26.3%, theo chúng tôi là nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô với đặc điểm chi phí cố định cao của ngành thép.  Ví dụ, chi phí khấu hao quý 1 chỉ tăng 33.2%. Do đó, LN gộp tăng tới 117.5%
- Hoạt động tài chính thuần chuyển từ lỗ 715 tỷ sang lãi 131 tỷ do 1) Lãi bất thường 503 tỷ từ chuyển nhượng đầu tư, và 2) Lãi tiền gửi tăng 269% nhờ số dư tiền tăng. Mặc dù vậy, chi phí lãi vay cũng tăng mạnh do số dư nợ vay tăng
- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 51% do HPG vận hành nhà Dung Quất mới và sản lượng tăng khiến chi phí mua ngoài và chi phí vận chuyển tăng mạnh
- Cuối cùng, LNST tăng 206%
1900.1055