Lệnh bán tăng đột biến trong phiên ATC, PLX - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

 

LỆNH BÁN TĂNG ĐỘT BIẾN TRONG PHIÊN ATC
- Thị trường tăng nhẹ trong gần như toàn bộ ngày giao dịch, tuy nhiên, lệnh bán khá mạnh tại phiên ATC đã khiến Index giảm nhẹ
- VHM/VIC/VRE là động lực chính cho sự tăng điểm của Index trong ngày, tuy nhiên, tình thế đảo ngược trong phiên ATC khi VHM chuyển sang giảm điểm
- Cổ phiếu ngân hàng vẫn có đà tăng tốt nhất trong phiên hôm nay và trong cả đợt giảm lần này
- Hầu hết cổ phiếu khác giao dịch trong biên độ hẹp quanh giá tham chiếu
- Thanh khoản tăng nhẹ: 34% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 5% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung vào các mã VHM (50 tỷ) MSN (41 tỷ)
Bản tin hàng ngày

- Đàm phán thương mại có thể kéo dài
Mỹ sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Trung Quốc trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng nữa để có thể đạt được thỏa thuận thương mại, trong đó Trung Quốc phải đảm bảo mở cửa hơn nữa thị trường và chính sách sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Mỹ.

- CPI tháng 3 ước giảm 0,21%
Tăng giá điện chỉ tác động tới 0,33% mức tăng CPI của tháng 3, như vậy CPI 3 tháng đầu năm chỉ tăng nhẹ 0.69%. Chính phủ kiểm soát lạm phát 2019 ở mức 3.3-3.9% và kế hoạch này là rất khả thi do 1) 3 tháng đầu năm thường có mức tăng CPI cao nhất do ảnh hưởng từ tết âm lịch, 2) giá xăng dầu bình quân giảm nhẹ so với 2018, và 3) giá thịt lợn hơi đang giảm khá mạnh gần 30% do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi.

- GDP quý I ước tăng 6,79%
Thấp hơn quý I năm 2018 (ở mức 7,45%), dù vậy cao hơn các quý còn lại trong các năm từ 2011-2017. Động lực tăng trưởng chính là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 12,35%. Ngành khai khoáng giảm 2,2%, làm giảm 0,15 điểm phần trăm mức tăng GDP do sản lượng dầu thô khai thác giảm 10,3% và khí đốt tự nhiên giảm 2,4%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,95%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%. GDP qusy 1/2019 và cả năm 2019 giảm đã được dự đoán từ trước. Mức tăng 6.79% quý 1 được đánh giá là khá tích cực do 1) mức tăng quý 1/2018 rất cao là 7.45% khiến giá trị GDP tuyệt đổi quý 1/2018 rất cao, và 2) mức tăng này cao hơn so với kế hoạch ~6.6% cho năm 2019

- Doanh thu phí bảo hiểm quý I/2019 tăng 17% so với cùng kỳ 2018
Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 23%; doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Mã: PLX
Giá cổ phiếu tại ngày 28/3/2019       59,500
PE hiện tại         18.58
Vốn hóa (tỷ)         69,663
           
Tỷ VND 2016A   2017A 2018A 2019E
Doanh thu 123,097   153,697 191,933 213,968
yoy -16.2%   24.9% 24.9% 11.5%
LNST 4,669.4   3,468.3 3,712.8 3,861.3
yoy 51.7%   -25.7% 7.0% 4.0%
Tỷ suất LNST 3.8%   2.3% 1.9% 1.8%
EPS 3,609   2,681 2,869 2,984
P/E 16.49   22.20 20.74 19.94
          Nguồn: FiinPro
Triển vọng: KHẢ QUAN

- Sản lượng tăng trưởng 4%
Tăng trưởng sản lượng dài hạn là 4% do mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người VN còn thấp so với các nước (chi tiết trong biểu đồ dưới). Trong mô hình kinh doanh, PLX chịu ảnh hưởng mạnh bởi tăng trưởng sản lượng: lợi nhuận định biên mỗi lít dầu là ~1,400 VND. Do đó, dù giá bán lẻ xăng dầu có thể điều chỉnh do giá nhập khẩu thay đổi thì lợi nhuận trên mỗi lít xăng là khá ổn định.

- 740 tỷ lợi nhuận từ sáp nhập PGBank và HDB
PLX đang nắm giữ 120 triệu cp (tức 40%) PGBank với giá trị ghi sổ là 1,489 tỷ. PGBank và HDB đang trong giai đoạn cuối để sáp nhập với tỷ lệ 1:0.62 (1 cp PGBank nhận 0.62 cp HDB). Với giá cp HDB hiện ~30,000/cp thì PLX có thể ghi nhận lợi nhuận ~740 tỷ từ thương vụ sáp nhập này. Tuy nhiên, đề xuất sáp nhập vẫn còn chờ đợi NHNN thông qua. Và đây là triển vọng đầu tư lớn nhất của PLX trong năm 2019.

- Triển vọng dài hạn: cung cấp dịch vụ gia tăng qua hệ thống phân phối sẵn có
PLX dự kiến triển khai chiến lược bán lẻ toàn diện, trong đó cho thuê diện tích mặt bằng tại các trạm xăng còn trống hoặc không tận dụng hết cho bên bán lẻ thứ 3. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin chi tiết về kế hoạch này.

 

 

1900.1055