Index vượt ngưỡng kháng cự MA100 với động lực từ khối ngoại, BMP - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

INDEX VƯỢT NGƯỠNG KHÁNG CỰ MA100 VỚI ĐỘNG LỰC TỪ KHỐI NGOẠI

- Index tiếp tục tăng bất chấp áp lực bán điều chỉnh khá mạnh đầu phiên chiều.
- Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu dầu khí, thép, chứng khoán, và cảng biển
- Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng tăng điểm tốt như VCB MSN HPG VRE BVH
- Khối ngoại là động lực tăng điểm với việc mua ròng mạnh trong phiên khớp lệnh liên tục, tập trung vào các mã HPG (133 tỷ), MSN (121 tỷ), CTI (77 tỷ), VCB (59 tỷ) VIC (34 tỷ)
- Thanh khoản giảm nhẹ: 55% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 4.6% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 13/2/2019

-Mỹ: CPI tháng 1 tăng 2.97% yoy, không thay đổi so với mức 3% của tháng trước, và vẫn đang cao hơn mức CPI kỳ vọng dài hạn của nền kinh tế Mỹ là 2%.
- Nợ quốc gia Mỹ lập kỷ lục mới với ngưỡng 22 nghìn tỷ USD, cho thấy tình hình tài chính của Mỹ tiếp tục xấu đi. 
- Trump sẵn lòng lùi hạn chót đàm phán với Trung Quốc và sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để chốt thỏa thuận. Chiến tranh thương mại đang lắng xuống.
- Anh: GDP tháng 12 tăng 1% yoy, thấp nhất 6 năm do sản lượng xe hơi và các sản phẩm thép giảm mạnh và hoạt động xây dựng cũng giảm. Nền kinh tế Anh được đánh giá đang rơi vào khủng hoảng.

- Tháng 1/2019: tổng thu ngân sách đạt 144,6K tỷ và tổng chi đạt 92,9K tỷ, thặng dư 51.7K tỷ

BMP (Nhựa Bình Minh) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2018: TRUNG LẬP
- Doanh thu và lợi nhuận gộp giảm lần lượt 3% và 25% do sản lượng giảm nhẹ, tỷ lệ chiết khấu tăng, và tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 23.5% xuống còn 19.6% do giá hạt nhựa tăng mạnh.
- Tình hình tài chính vẫn rất lành mạnh với số dư tiền lớn, hầu như không sử dụng nợ vay, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu rất thấp là ~0.145 lần.

Mô hình kinh doanh:
- BMP là nhà sản xuất ống nhựa lớn nhất Việt Nam với 25.6% thị phần cả nước. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh ngành khá gay gắt do số lượng DN lớn ~3,000 DN, nhiều DN mới tham gia ngành như HSG, Tân Á Đại Thành, và các đối thủ mạnh từ Châu Âu và trong khu vực (đặc biệt là Thái Lan).
- BMP đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất tại HCM, Bình Dương, Long An và Hưng Yên với tổng công suất là 130.000 tấn/năm, và công suất hoạt động ở mức gần 80%.
- Nguyên vật liệu chiếm ~78% chi phí, trong đó tỷ trọng lớn nhất là hạt nhựa, được nhập khẩu từ nước ngoài và tổng hợp từ dầu mỏ nên có biến động cùng chiều với giá dầu. 
- Giá hạt nhựa trong xu hướng tăng từ cuối 2016. Ngoài ra, giá bán chỉ tăng nhẹ ~2%/năm và BMP phải tăng chiết khấu lên khoảng 15-22% cho nhà phân phối do áp lực cạnh tranh. Do đó, biên LN gộp giảm dần trong giai đoạn 2016-2018
- Nawaplastic Industries (thuộc tập đoàn SCG – Thái Lan) nắm 52.23% cổ phần. SCG đang đầu tư lớn vào Việt Nam, và hiện là cổ đông lớn của nhiều công ty và có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam.
- Ngoài ra, việc BMP mua ~50% NVL từ công ty con của Nawaplastic nên có thể gây ra rủi ro chuyển giá.

Triển vọng tương lai; KHẢ QUAN
-  Sản lượng ngành nhựa xây dựng dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại ~8%/năm do thị trường BĐS đang dần đạt đỉnh khi nhiều dự án căn hộ đang hoàn thành. 
- Rủi ro chuyển giá giữa cổ đông lớn (thông qua việc BMP mua 50% NVL từ công ty mẹ) cũng là yếu tố cần xem xét.
- Tuy nhiên, giá hạt nhựa đã giảm ~9.5% trong khoảng 2-3 tháng qua, và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019 do kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn suy thoái nhẹ sẽ giúp BMP cải thiện biên lợi nhuận gộp.
- Ngoài ra, cổ đông chiến lược SCG cũng được kỳ vọng sẽ hỗ trợ công nghệ và quản trị doanh nghiệp theo hướng tích cực hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm thiểu chi phí, và hỗ trợ để BMP xuất khẩu ổng nhựa sang thị trường Thái Lan. 
- Tỷ lệ cổ tức của BMP đạt ~4.2%
 

1900.1055