Hầu hết các ngành đều tăng điểm với giá trị giao dịch cao, IMP - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

HẦU HẾT CÁC NGÀNH ĐỀU TĂNG ĐIỂM VỚI GIÁ TRỊ GIAO DỊCH CAO

- Vn-Index duy trì đà tăng điểm trong suốt phiên và đóng cửa ở mức cao nhất ngày.
- Tuy nhiên, không có dấu hiệu của lệnh mua đuổi trong phiên.
- Dòng tiền tập trung hơn vào ngành ngân hàng và dầu khí.
- Thanh khoản tăng mạnh: 44% cao hơn trung bình 20 phiên, và 23% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại đã mua ròng trong 7 phiên liên tiếp, tập trung vào VNM (86 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 03/12/2018

- Chiến tranh thương mại "ngừng bắn" trong 90 ngày để Mỹ - Trung Quốc có thể thảo luận chi tiết hơn các vấn đề - kết quả cuộc họp giữa 2 nguyên thủ tại G20: Mỹ sẽ không tăng thuế lên 25% từ 1/1/2019 và TQ đồng ý mua nông sản ngay lập tức và thảo luận thêm các vấn đề phức tạp hơn như chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ...
- Hầu hết cổ phiếu và hàng hóa cơ bản tăng giá mạnh do chiến tranh thương mại tạm ngừng.
- Quatar tuyên bố sẽ rời OPEC từ ngày 1/1/2019 ngay trước cuộc họp cắt giảm sản lượng của OPEC. Điều này cho thấy, nhiều khả năng Quatar sẽ không cắt giảm sản lượng và các thỏa thuận khác của OPEC trong tương lai.

- VIB và Vietcombank là hai ngân hàng đạt chuẩn Basel II đầu tiên tại Việt Nam
- PMI Việt Nam tháng 11 đạt 56.5 điểm, cao nhất kể từ tháng 2/2016.
- Tỷ giá trung tâm USD/VND tăng 5 đồng lên mức 22,755 - cao nhất kể từ đầu năm.

IMP - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- IMP là DN lớn trong ngành dược với 100% doanh thu từ thuốc và dược phẩm. Trong đó, IMP là một trong số ít DN dược phẩm Việt Nam có chất lượng sản phẩm ở mức cao. 
- IMP sở hữu 4 nhà máy: 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP và 2 đạt chuẩn WHO-GMP (đòi hỏi tiêu chuẩn của EU-GMP cao hơn của WHO-GMP và đáp ứng được yêu cầu phân phối thuốc cho các bệnh viện).  Trong 4 nhà máy, chỉ 1 nhà máy đang sản xuất với 100% công suất, 3 nhà máy còn lại đang có công suất hoạt động tương đối thấp là 30-70%.
- 2 dòng sản phẩm chính của IMP là kháng sinh và giảm đau, hạ sốt
- Kênh bán hàng chính của IMP vẫn là OTC (gồm đại lý, nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, công ty tự phân phối, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ...). Tuy nhiên, tỷ trọng kênh ETC đã tăng dần từ năm 2015, hiện chiếm ~18.3%. Hệ thống phân phối chủ yếu ở miền Nam (đồng bằng sông Cửu Long, Tp.HCM và Đông Nam Bộ) với ~74% doanh số.
- Cơ cấu sở hữu tại IMP khá phân tán, cổ đông lớn nhất cũng chỉ ~8%, khối ngoại đang sở hữu ở mức tối đa là 49%.

Triển vọng doanh nghiệp:
- Tăng trưởng sản lượng ngành dược ~8.5%/năm do 1) ngành dược là ngành phòng thủ nên ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế, và 2) mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người tại VN vẫn còn thấp so với các nước khác.
- Luật dược mới: bệnh viện không chào thầu thuốc nhập khi thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp. IMP là một trong số ít DN ngành dược đạt tiêu chuẩn EU-GMP với chất lượng sản phẩm cao, việc đầu tư nhà máy chuẩn EU-GMP cần nhiều thời gian (khoảng 2 năm) và vốn  do nhiều tiêu chuẩn khắt khe về độ vô trùng, hệ thống xử lý không khí, cũng như nhân sự vận hành. Do đó, IMP sẽ có tiềm năng tăng trưởng tốt để thâm nhập vào kênh ETC vốn gần như hoàn toàn nằm trong tay thuốc nhập khẩu.
- 3 nhà máy của IMP đều chưa hoạt động với công suất 100% nên được dự đoán sẽ tiếp tục tăng sản lượng trong năm 2018 và 2019 trên cơ sở triển vọng tích cực của ngành dược phẩm trong dài hạn.
- IMP đang xây dựng thêm 2 nhà máy tại Bình Dương và Vĩnh Lộc với vốn lần lượt là 150 tỷ và 470 tỷ đồng, đạt chuẩn EU-GMP, hoạt động vào năm 2019 và 2020 sẽ nâng cao sản lượng, đặc biệt đẩy mạnh kênh bán hàng ETC qua đấu thầu tại các bệnh viện.

Sức khỏe tài chính:
 Tình hình tài chính rất lành mạnh với số dư nợ vay bằng 0, tỷ lệ nợ /vốn chủ rất thấp là ~0.14 lần, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương trong tất cả các năm. Trong năm 2018, số dư tiền giảm do IMP phải đầu tư cho 2 nhà máy mới.

1900.1055