Giảm sàn hàng loạt, Vn-Index mất ngưỡng 1,100 điểm, ACB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

GIẢM SÀN HÀNG LOẠT, VN-INDEX MẤT NGƯỠNG 1,100 ĐIỂM
- Vn-Index giảm nhẹ đầu phiên sáng, nhưng đã bị bán tháo trong phần còn lại của ngày giao dịch
- Có tới 64 mã giảm sàn, hầu hết cổ phiếu và các nhóm ngành đều giảm điểm
- Chỉ riêng nhóm bán lẻ (MWG) là tăng điểm hôm nay
- Điểm nhấn: SZC tăng trần, và nhóm ROS FLC tăng mạnh
- Như vậy, Vn-Index đã chính thức xác nhận đảo ngược xu thế tăng điểm ngắn hạn. Ngưỡng hỗ trợ tốt ở vùng 1,050 điểm (fibonacci 38.2%) và ngưỡng hỗ trợ mạnh hơn tại vùng 1,000 điểm (fibonacci 50%)
- Thanh khoản tăng nhẹ: 5.6% cao hơn trung bình 20 phiên, và 4.9% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng nhẹ, tập trung mua NVL (86 tỷ) KBC (64 tỷ), nhưng họ cũng bán ròng mạnh VNM (-99 tỷ) VGC (-64 tỷ) HPG (-45 tỷ) VND (-41 tỷ)
3      

- Nikkei: iPad có thể được sản xuất ở Việt Nam vào giữa năm nay
Theo Nikkei, Apple đang tiếp tục mở rộng chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc bất chấp những hy vọng về việc giảm bớt căng thẳng Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Biden. Nhóm bất động sản khu công nghiệp (đặc biệt KBC) sẽ được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển này.

- Ông Petri Deryng: 'VN-Index sẽ tăng trưởng vượt xa dự báo của các tổ chức trong nước'
Tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp và mức định giá VN-Index sẽ tăng cao và vượt xa dự báo của các tổ chức trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại thị trường nhờ những triển vọng tuyệt vời của Việt Nam. TTCK Việt Nam có thể gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư với "big year" trong khoảng thời gian từ 2020 – 2024. Ông Petri Deryng, người đứng đầu PYN Elite Fund, quỹ đầu tư có quy mô khoảng 650 triệu USD tại TTCK Việt Nam.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Mã: ACB
Giá cổ phiếu tại ngày 27/01/2021       27,500
PE hiện tại         9.0
Vốn hóa (tỷ)         60,091
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 11,438   14,032 16,097 18,161
yoy 51.3%   22.7% 14.7% 12.8%
LNST 2,118   5,137 5,997 7,683
yoy 60%   142.5% 16.7% 28.1%
Tỷ suất LNST 18.5%   36.6% 37.3% 42.3%
EPS 1,578   3,999 3,560 3,554
P/E 12.8   6.5 7.2 7.7
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2020: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng tới 32.6% do NIM tăng tới 55 bps so với quý 3/2020 và tăng 68 bps so với trung bình năm 2019. NIM tăng mạnh là do lãi suất tiền gửi giảm mạnh trong các tháng qua, và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng từ 19.1% lên 21.6% (tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất rất thấp gần 0%). Tín dụng và huy động nhìn chung tăng trưởng như dự đoán, lần lượt ở mức 4.74% và 5.52% trong quý 4/2020, và tăng 15.92% và 14.63% trong năm 2020. Thu nhập lãi thuần chiếm tới 85% tổng doanh thu hoạt động, là mức khá cao so với các ngân hàng khác, cho thấy hoạt động dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn.
- Chi phí hoạt động giảm tới 35.7% (tương đương giảm 979 tỷ) do chi phí quản lý công vụ giảm 56% (tương đương 636 tỷ) và ACB ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 447 tỷ
- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 121% trong quý 4 và tăng 244% cho cả năm 2020. Chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống ngân hàng: tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức rất thâp là 0.6%. Mặc dù vậy, số dư nợ nhóm 4 và 5 lại tăng lần lượt 32% và 35%.
- Cuối cùng, LNST tăng 63%, nhờ thu nhập lãi tăng và chi phí hoạt động giảm mạnh
1900.1055