GAME NÂNG HẠNG: VÀI CỔ PHIẾU VỐN HÓA LỚN ĐẨY THỊ TRƯỜNG
- Index tăng liên tục trong phiên dù vẫn phải đối mặt với áp lực điều chỉnh
- Ngoại trừ 1 phiên giảm nhẹ, Vn-Index đã có 7 phiên tăng điểm tốt
- Vài cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM VIC VNM MSN VRE VCB đẩy thị trường do game nâng hạng lên thị trường mới nổi. Số lượng cổ phiếu giảm điểm vẫn lớn.
- Thanh khoản tăng: 50% cao hơn trung bình 20 phiên, và 28% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng phiên thứ 10 liên tiếp, tập trung vào E1VFVN30 (86 tỷ) HPG (74 tỷ) MSN (53 tỷ) VNM (44 tỷ)
ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 21/2/2019
- Giá dầu WTI và Brent tiếp tục tăng lên mức 56.92 và 66.98 USD/thùng, mức cao nhất trong năm 2019
- Reuters: Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu phác thảo các cam kết cho những vấn đề khó khăn nhất trong căng thẳng thương mại.
- Từ 14/2, nhà đầu tư sẽ phải trả thêm 3 loại phí khi tham gia giao dịch phái sinh: 1) phí giao dịch sản phẩm phái sinh; 2) phí dịch vụ quản lý vị thế, và 3) phí dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ. Thanh khoản trên sàn phái sinh đã giảm ~23% trong 4 ngày qua sau khi áp dụng mức phí mới.
- 4 cổ phiếu (VIC, VHM, VCB và VNM) hút 87% dòng vốn từ FTSE và MSCI khi TTCK Việt Nam nâng hạng
ACB (Ngân hàng Á Châu) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU
Cập nhập kết quả kinh doanh 2018: MUA
- Tổng thu nhập tăng trưởng 22.7% do thu nhập từ lãi (chiếm 74% tổng thu nhập) cũng tăng trưởng 22.5%
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 40% do chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ ~8%
- LNST tăng trưởng 142% do chi phí dự phòng giảm mạnh 63.7% từ mức 2,565 tỷ xuống chỉ còn 932 tỷ
- Tình hình tài chính vẫn rất Khả quan: 1) tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0.73% - thấp nhất hệ thống ngân hàng và toàn bộ trái phiếu VAMC đã được trích lập dự phòng, 2) hệ số LDR tăng nhẹ lên mức 85% nhưng vẫn thấp hơn mức an toàn do NHNN quy định là 90%, và 3) NIM tăng 0.16% lên 3.65%
Mô hình kinh doanh:
- ACB định là ngân hàng bán lẻ từ những năm 2000s (trong bối cảnh các ngân hàng vẫn chỉ tập trung mảng bán buôn, ACB đã tìm kiếm phân khúc khách hàng hoàn toàn khác). Cho vay cá nhân thường chiếm ~ 60% dư nợ tín dụng và ~40% thu nhập lãi thuần.
- Trong quá khứ, ACB thường tiến hành đầu tư/mua bán các loại tài sản rủi ro cao (đi kèm lợi nhuận cao) như vàng, tuy nhiên, từ năm 2013-2016, ACB đã chuyển đổi mô hình kinh doanh từ dựa chủ yếu vào đầu tư trên thị trường tiền tệ & vàng sang cho vay truyền thống ít rủi ro hơn.
- Trong giai đoạn 2012-2014, ACB gặp đôi chút khó khăn do biến cố Bầu Kiên bị bắt đã ảnh hưởng đến huy động và tín dụng của ACB. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giai đoạn này rất cao do ACB cho một số công ty do Bầu Kiên lập ra vay tiền và không thể thu hồi. Tuy nhiên, từ năm 2015, hoạt động của ACB đã ổn định, tăng trưởng tốt trở lại, và ACB cũng tích cực trích lập dự phòng nợ xấu để làm trong sạch BCTC. Cuối năm 2017, ACB đã hoàn tất trích lập xong các khoản nợ xấu do quá khứ để lại từ Bầu Kiên.
Triển vọng doanh nghiệp: MUA
- Tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2019 sẽ giảm mạnh từ mức 142% xuống ~15% do: 1) trong giai đoạn 2015-2017, ACB đã tích cực trích lập dự phòng nợ xấu để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức rất thấp. Năm 2018, ACB không còn phải trích lập mức nợ xấu lớn như vậy khiến chi phí dự phòng giảm mạnh. Năm 2019, chi phí dự phòng có thể tăng nhẹ do số dư nợ xấu gia tăng. 2) tăng trưởng tín dụng sẽ giảm xuống do Ngân hàng Nhà nước đang hạn chế tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng xuống còn 14% để kiềm chế lạm phát.
- Mặc dù ACB vẫn sẽ có 1 số điểm tích cự khác như hoàn nhập chi phí dự phòng đã trích lập và NIM được cải thiện nhẹ ~0.1%. Tuy nhiên, các nhân tố này không đủ để bù đắp cho việc chi phí dự phòng tăng lên và tăng trưởng tín dụng chậm lại.
- Tuy vậy, mức tăng trưởng 15% vẫn là mức hấp dẫn trong bối cảnh tăng trưởng lợi nhuận toàn TTCK trong năm 2019 sẽ giảm xuống, ngoài ra, chỉ số định giá của ACB cũng rất hấp dẫn với PE ~7.38 và PB ~1.8.