Dòng tiền mạnh đẩy thị trường đi lên, DPM - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

DÒNG TIỀN MẠNH ĐẨY THỊ TRƯỜNG ĐI LÊN

- Vn-Index mở cửa giảm điểm mạnh, sau đó đã liên tục hồi phục và đóng cửa cao nhất trong ngày.
- Ngân hàng và VNM là động lực tăng điểm, tuy nhiên, VIC/VHM là động lực giữ chỉ số không bị giảm quá sâu trong phiên sáng.
- Cổ phiếu dầu khi tiếp tục bị bán mạnh.
- Thanh khoản giảm nhẹ: 5% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 3.6% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp, tập trung vào VIC (82 tỷ) VFG (48 tỷ) VCB (27 tỷ). 

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN HÀNG NGÀY

- Giá dầu WTI và Brent tiếp tục giảm mạnh ~6%, xuống còn 54.2 và 63.4 USD/thùng do lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
- Chỉ số đồng USD (DXY) tăng mạnh lên mức 96.84 do nhà đầu tư chọn USD và trái phiếu chính phủ Mỹ thay vì vàng là tài sản phòng chống rủi ro.
- Citigroup, Goldman Sachs và Morgan Stanley cùng quan điểm rằng đồng USD sẽ mất giá trong 2019.

- Sau thời gian dài xuất siêu, nửa đầu tháng 11, Việt Nam nhập siêu trở lại ở mức 414 triệu USD.
- Giá xăng bán lẻ giảm 973 VND/lít
- Tỷ giá USD/VND tại VCB tăng từ 23,270 lên 23,300 trong chiều nay.

DPM - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hinh kinh doanh:
- DPM là DN sản xuất phân bón, trong đó, phân Urê  và kinh doanh phân bón nhập khẩu chiếm lần lượt 63% và 31% doanh thu.
- Giá khí chiếm ~53% tổng chi phí sản xuất của DPM. Trong năm 2017-2018, giá khí có xu hướng tăng mạnh trở lại khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh. Trong 9 tháng 2018, giá bán trung bình đã tăng 5.2% yoy, tuy nhiên, giá khí lại tăng ~28% khiến biên LN gộp giảm từ 25.9% xuống còn 20.3%. 
- Công suất hiện tại của DPM: 820K tấn/năm phân Ure đang hoạt động 100% công suất, 250K tấn phân NPK và 540K tấn phân NH3 (cả 2 nhà máy NPK và NH3 mới được xây dựng xong cuối năm 2017 và đưa vào hoạt động từ tháng 8/2018.
- Doanh thu của DPM trải đều ở 4 vùng là Bắc, Trung, Tây Nam Bộ, và Đông Nam Bộ, với thị phần lần lượt là 25%, 35%, 35%, và 75%.

Tiềm năng tương lai: TÍCH CỰC
- Giá dầu/khí năm 2019 dự kiến sẽ giảm so với năm 2018 do nhu cầu thế giới giảm và sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ đang tăng nhanh sẽ giúp DPM cải thiện biên lợi nhuận gộp sau 3 năm giảm liên tiếp 2016-2018.
- Nhà máy NPK sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho DPM. Trong năm 2019, nhà máy dự kiến sẽ hoạt động với 80% công suất. Nhà máy NPK/NH3 sẽ được hưởng ưu đãi thuế như sau: miễn thuế trong năm 2018-2019 và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo. Tuy nhiên, nhà máy cũng khiến chi phí khấu hao và chi phí lãi vay của DPM tăng ~350 tỷ/năm.
- Năm 2019, luật thuế VAT áp dụng đối với ngành phân bón sẽ có thay đổi từ không thuộc đối tượng chịu thuế sang áp thuế 5%. Sự thay đổi này sẽ có 2 tác động với DPM: 1) giá bán sẽ tăng lên khiến sản lượng có thể bị ảnh hưởng đôi chút, và 2) DPM sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào (trước đây, các DN phân bón không được hoàn khoản thuế này). Khoản thuế dự kiến được hoàn cho năm 2019 là ~200 tỷ.
- PVN đã thông qua chủ trương giảm tỷ lệ sở hữu tại DPM từ 59.6% xuống còn 36% trong năm 2019, và đây sẽ là động lực tăng giá cổ phiếu DPM.

Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính rất lành mạnh trên cơ sở số dư tiền lớn ~2.9K tỷ (chiếm 25% tổng tài sản), số dư nợ vay thấp 1.2K tỷ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/nợ phải trả cao 2.34 lần, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương trong tất cả các năm. DPM không đối mặt với bất kỳ rủi ro thanh khoản nào.

1900.1055