Dòng tiền lan tỏa sang các nhóm cổ phiếu, sự tăng điểm là khá bền vững, VIC - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

DÒNG TIỀN LAN TỎA SANG CÁC NHÓM CỔ PHIẾU, SỰ TĂNG ĐIỂM LÀ KHÁ BỀN VỮNG

- Thị trường tăng điểm ngày càng cao hơn trong suốt phiên.
- Số lượng mã tăng điểm lớn, dòng tiền đang lan tỏa sang các nhóm cổ phiếu khác như bất động sản, thép, nhựa
- Ngày càng xuất hiện nhiều mã vượt được vùng tích lũy tốt với thanh khoản cao như AAA DXG PVD HPG, cho thấy sự tăng điểm là khá bền vững
- Nhóm VIC/VHM/GAS/VNM vẫn là động lực tăng chỉ số
- Thanh khoản tăng: 47% cao hơn trung bình 20 phiên, và 36% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp, tập trung vào VNM (65 tỷ) VJC (42 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 04/03/2019

- Mỹ - Trung Quốc sắp đạt thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại

- Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng thêm 7 đồng, lên mức 22,930 VND/USD; tỷ giá trần được nâng lên mức 23,618
- FTSE công bố kết quả review danh mục trong quý 1/2019: không có mã nào được thêm mới hay loại ra. Tổng danh mục FTSE tại VN hiện khoảng 310 triệu USD, và 20 mã.

VIC (Tập đoàn Vingroup) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cập nhật kết quả kinh doanh 2018: TRUNG LẬP
- Doanh thu và LN gộp tăng lần lượt 37% và 11.4%, LN gộp tăng trưởng thấp do mảng bđs ghi nhận 1 số dự án với biên lợi nhuận thấp như Vinhomes Thang Long, VInhomes  Landmark 81.
- LN tài chính thuần thay đổi từ lỗ 2,132 tỷ thành lãi 2,401 tỷ do VIC bán để giảm tỷ lệ sở hữu tại VHM. Chi phí lãi vay tăng từ 3,401 tỷ lên 4,337 tỷ.
- Chi phí thuế TNDN tăng từ 3,731 tỷ lên 7,221 tỷ do việc bán VHM trên, và tỷ lệ cổ đông không kiểm soát tăng khiến lợi nhuận thuần giảm 25%.
- Tình hình tài chính vẫn Trung lập do số dư nợ vay lớn, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ rất cao, và số dư phải thu tăng rất mạnh.

Mô hình kinh doanh:
- VIC là tập đoàn kinh tế với cơ cấu lợi nhuận gộp như sau: 88% từ bđs, 13% từ cho thuê văn phòng, 8.1% bán lẻ, và 1 số ngành khác nhưng vẫn đang lỗ như nghỉ dưỡng (Resorts), bệnh viện, giáo dục, và Vinfast
- Tuy nhiên, cơ cấu lợi nhuận sẽ thay đổi đáng kể trong những năm tới do VIC đang đầu tư rất mạnh vào mảng bán lẻ và Vinfast. Chiến lược của VIC là trở thành tập đoàn đạt chuẩn quốc tế về công nghệ, công nghiệp, dịch vụ vào năm 2028.
- Ở mảng bất động sản, VIC đứng vị trí số 1 về thị phần với tổng quỹ đất lên tới 164 triệu m2 (gấp 20 lần NVL – công ty đứng vị trí số 2 trong ngành). VIC phát triển cả về dự án cao cấp (Vinhomes) và trung cấp (Vincity)
- Ở mảng bán lẻ, Vinmart+ và Vinmart nắm 65% và 16% thị phần năm 2018, và đang mở rộng nhanh chóng trong các năm qua. Tổng số cửa hàng đã tăng từ 1,075 lên 2,047 trong năm 2018, và tỷ lệ EBIT đã tăng từ -30% lên -25% năm 2018 do doanh thu mỗi cửa hàng tăng.
- VIC có thương hiệu rất mạnh tại Việt Nam trên cơ sở chất lượng xây dựng tốt, tiến độ xây dựng luôn luôn đúng hẹn (không bị chậm bàn giao như những công ty bđs khác), và hệ sinh thái sống toàn diện bao gồm bán lẻ và siêu thị (Vinmart và Vinmart+), trường học (Vinschool cho tất cả các cấp học), bệnh viện…

Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
- Trong năm 2019, VIC sẽ bàn giao nhiều dự án bđs cho khách hàng như VinCity Ocean Park 16.6K tỷ; Vinhomes SkyLake 7.7K tỷ; Vinhomes Marina 6.4K tỷ, Vihomes Greenbay 5.2K tỷ, Vinhomes Thanh Hoa 5.1K tỷ… Tổng doanh thu từ bđs ước đạt 62.3K tỷ.
- Mảng bán lẻ tại Việt Nam có tiềm năng rất lớn trên cơ sở dân số đông 98 triệu, thu nhập bình quân đầu người tăng, và tốc độ đô thị hóa cao. Cả mảng bán lẻ và cho thuê văn phòng của VIC đều có tiềm năng tăng trưởng lớn.
- Ngoài ra, trong năm 2019, VIC sẽ không còn phải chịu mức chi phí thuế thu nhập rất cao như năm 2018, và tỷ lệ cổ đông thiểu số giữ nguyên. Do đó, lợi nhuận thuần sẽ tăng trưởng tốt
- Tuy nhiên, có 3 trở ngại chính là: 1) lãi suất đang tăng và ngành bđs sẽ bị ảnh hưởng nặng do mức độ sử dụng đòn bẩy là rất cao đối với cả công ty bđs và khách hàng, 2) VIC đã đầu tư khá nhiều cho Vinfast, vốn là dự án khá rủi ro, và 3) các chỉ số định giá hiện đều rất cao.
 

1900.1055