Dòng tiền đẩy mạnh nhóm vốn hóa lớn bất chấp khối ngoại vẫn bán ròng, ACV - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

DÒNG TIỀN ĐẨY MẠNH NHÓM VỐN HÓA LỚN BẤT CHẤP KHỐI NGOẠI VẪN BÁN RÒNG
- Vn-Index mở cửa tăng điểm tốt và tiếp tục tăng mỗi lúc 1 cao trong suốt thời gian còn lại
- Dòng tiền đẩy mạnh vào nhóm vốn hóa lớn như VHM MSN VIC HPG
- Điểm nhấn: MSN đóng cửa gần giá trần tại phiên ATC dù bị khối ngoại bán ròng rất mạnh
- Số lượng mã tăng điểm gần gấp 3 số mã giảm điểm. Hầu hết các ngành đều tăng điểm rất tốt. Nhóm ngành tăng mạnh nhất là chứng khoán, thủy sản, dệt may, xây dựng, vật liệu xây dựng, săm lốp, và hàng tiêu dùng
- Ngưỡng hỗ trợ hiện nằm ở 940 điểm, và ngưỡng kháng cự tại 960 điểm
- Thanh khoản tăng mạnh: 3.5% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 50% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tập trung bán MSN (183 tỷ) HPG (41 tỷ), họ cũng mua ròng mạnh VIC (67 tỷ) VCB (44 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này
Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới sẽ được ký trực tuyến tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vào tuần này do ảnh hưởng của Covid-19. RCEP là hiệp định thương mại giữa 10 thành viên ASEAN và 5 đối tác của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand. Ngành may mặc (TCM TNG STK...) được đánh giá là sẽ được hưởng lợi lớn nhất từ RCEP

- Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Các chính sách của ông Biden có thể sẽ còn thuận lợi cho Việt Nam hơn thời ông Donald Trump do:
Thứ nhất, ông Biden, và đảng Dân chủ có xu hướng ủng hộ các khối liên minh ở châu Á để giúp Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc. Thứ hai, chính quyền Biden sẽ tiếp tục một cách nhất quán và ổn định hơn các chính sách thương mại của Mỹ. Và thứ ba, đảng Dân chủ có thể sẽ coi trọng các chính sách phát triển bền vững bảo vệ môi trường hơn.

- Lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư trong nước cao nhất 6 tháng
Tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân đã mở mới trong tháng 10 là 36,346 tài khoản; cao nhất trong 6 tháng và chỉ thấp hơn đôi chút so với tháng 4/2020 (36,652 tài khoản). 10 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở 288,372 tài khoản, tăng 54% so với lượng mở mới của cả năm 2019.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - Mã: ACV
Giá cổ phiếu tại ngày 07/11/2020       63,000
PE hiện tại         23.5
Vốn hóa (tỷ)         137,162
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 13,830   16,123 18,329 10,070
yoy -5.6%   16.6% 13.7% -45.1%
LNST 4,101   6,173 8,201 1,899
yoy -20%   50.5% 32.9% -76.8%
Tỷ suất LNST 29.6%   38.3% 44.7% 18.9%
EPS 1,883   2,518 3,450 872
P/E 34.4   23.1 16.9 72.2
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: TRUNG LẬP

- Doanh thu giảm 68.6% yoy do sản lượng hành khách giảm 55% yoy đạt 13.5 triệu lượt khách trong quý 3, mặc dù vậy sản lượng cũng đã hồi phục tăng 32% so với quý 2. Do chính sách kiểm soát đường biên giới hiện tại, chỉ có vài nghìn khách quốc tế được phép nhập cảnh mỗi quý khiến lượng khách quốc tế sụt giảm rất mạnh. Ngoài ra, ACV cũng phải giảm phí cho các hãng hàng không (HVN VJC) để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19.
- Biên lợi nhuận gộp giảm từ 53% xuống chỉ còn 2.82% do tỷ lệ chi phí cố định là rất lớn: chi phí khấu hao và chi phí nhân viên chiếm lần lượt 38.3% và 40% tổng chi phí. Do đó, lợi nhuận gộp giảm tới 98.3%
- Doanh thu tài chính thuần giảm 46.3% (tương đương giảm 252 tỷ) do khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 255 tỷ. Đồng JPY đã tăng giá 1.8% so với đồng VND trong quý 3/2020. Số dư nợ vay tại ACV là 15,382 tỷ; tương đương 26.5% tổng tài sản, chủ yếu là viện trợ từ chính phủ Nhật Bản với lãi suất rất thấp từ 0.4%-1.6%, tuy nhiên sẽ chịu rủi ro tỷ giá JPY/VND
- Chi phí bán hàng và quản lý giảm 29.2% (tương đương giảm 88 tỷ) chủ yếu do ACV cắt giảm chi phí lương, chi phí phúc lợi cho người lao động, và các chi phí về thương quyền
- Cuối cùng, lợi nhuận giảm 93.6% yoy, nhưng đã tốt hơn mức lợi nhuận âm -354 tỷ của quý 2/2020. 
1900.1055