ĐỐI MẶT ÁP LỰC ĐIỀU CHỈNH MẠNH, VN-INDEX VẪN TĂNG ĐIỂM NHỜ VIC/VHM
- Index tăng điểm tốt trong phiên sáng, nhưng đã điều chỉnh trong cuối phiên chiều.
- Áp lực điều chỉnh khá lớn ở nhiều cổ phiếu/ngành như dầu khí, ngân hàng
- Tuy nhiên, VIC/VHM tăng lần lượt 2% và 6.1% đã giúp Index tăng điểm
- Thanh khoản tăng manhj: 89% cao hơn trung bình 20 phiên, và 29% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Thanh khoản tăng trong phiên điều chỉnh thường là dấu hiệu không tốt, nhưng đây mới chỉ là phiên đầu tiên và cần thêm thời gian để xác nhận
- Khối ngoại mua ròng, tập trung vào MSN (82 tỷ) HPG (45 tỷ) EIB (32 tỷ)
ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 19/2/2019
- Dầu tăng phiên thứ 5 liên tiếp lên mức 55.72 và 66.2 USD/thùng, vàng cao nhất gần 10 tháng ~1,328 USD/ounce.
- Trung Quốc: doanh số bán xe giảm 15.8% yoy trong tháng 1/2019, tăng tốc so với mức giảm 13% yoy trong tháng 12/2018.
- Năm 2019 Vietcombank tiếp tục trình kế hoạch tăng vốn, áp lực phải tăng vốn để tăng hệ số CAR của VCB là rất lớn.
- Đông Nam Á 'ngấm đòn' chiến tranh thương mại: tăng trưởng GDP 2018 của 5 nền kinh tế lớn trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan là 4,8%, giảm so với mức 5,1% và 4,6% của 2017 và 2016.
VJC (Hàng không Vietjet) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU
Cập nhật kết quả kinh doanh 2018: TRUNG LẬP
- Doanh thu và lợi nhuận gộp tăng lần lượt 23.8% và 15.1%: doanh thu tăng chậm do tăng trưởng rất thấp của hoạt động bán và thuê lại máy bay, và tỷ suất lợi nhuận gộp giảm do giá nhiên liệu tăng
- Tuy nhiên, chi phí thuế thu nhập tăng 167% khiến lợi nhuận thuần chỉ tăng 2.8%
- Tình hình tài chính vẫn Khả quan do số dư tiền lớn, số dư nợ vay giảm, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương lớn.
Mô hình kinh doanh:
- VJC định vị là hãng hàng không giá rẻ đang tăng trưởng rất mạnh (CAGR 2013-2018 số lượng hành khách đạt 48.8% và doanh thu đạt 69%), đặc biệt là khách quốc tế có giá vé cao hơn. Qua đó, thị phần của VJC tăng nhanh chóng từ 20.2% năm 2013 lên 43% năm 2017.
- VJC có 2 hoạt động chính: vận chuyển hành khách và dịch vụ phụ trợ như bán hàng, quản cáo... chiếm 65% doanh thu; và bán và cho thuê lại máy bay chiếm 35% doanh thu năm 2018
- Lợi thế của VJC là có chi phí vận hành (CASK- ex fuel) thuộc hàng thấp nhất thế giới nhờ vào: 1) đội tàu bay có tuổi đời thấp nên tiết kiệm chi phí; 2) tỷ lệ lấp đầy rất cao ~88.1%; và 3) hiệu quả quy mô nhờ vào tần suất sử dụng tàu bay (số giờ bay/1 tàu bay/1 ngày)cao ~13.8 giờ/ngày (cao hơn mức ~10.2 giờ/ngày của HVN)
- Cuối 2018, VJC sở hữu 64 máy bay (tăng 23.1%) với độ tuổi trung bình rất thấp chỉ là 2.82 năm.
- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (1 trong 4 tỷ phú của Việt Nam do Forbes bình chọn năm 2017) và những người liên quan đang nắm tới 56.6% cổ phần VJC.
Triển vọng doanh nghiệp: KHẢ QUAN
- Tăng trưởng số lượng hành khách, đặc biệt khách quốc tế với giá vé cao hơn: năm 2018, khách nội địa và quốc tế tăng trưởng lần lượt 17% và 100%.
- Tích cực mở thêm tuyến bay mới: trong năm 2018, tổng số chuyến là 105 (39 chuyến nội địa và 66 chuyến quốc tế, tăng lần lượt là 1 và 26 chuyến so với 2017)
- Giá vé trung bình cao hơn do tỷ trọng hành khách quốc tế tăng
- Ngoài ra, giá dầu bình quân có thể giảm ~11% trong năm 2019 giúp VJC cải thiện biên lợi nhuận gộp. Nhiên liệu chiếm ~40% tổng chi phí của VJC
- Tuy nhiên, cạnh tranh có thể tăng đôi chút do Bamboo Airways mới gia nhập ngành. Và hoạt động bán và thuê lại máy bay có thể giảm nhẹ so với 2018, dù vẫn đóng góp lớn vào lợi nhuận với khoảng 13 thương vụ, ghi nhận ~18K tỷ doanh thu.
- Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng từ 10% lên 20%.