Đi ngang cả phiên, khối ngoại vẫn bán ròng rất lớn, VIC - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ĐI NGANG CẢ PHIÊN, KHỐI NGOẠI VẪN BÁN RÒNG RẤT LỚN
- Vn-Index đi ngang quanh tham chiếu trong suốt cả phiên
- Số lượng mã tăng điểm lớn hơn nhiều số mã giảm điểm, tuy nhiên Vn-Index chỉ tăng nhẹ do nhiều mã vốn hóa lớn như VHM VNM VIC HPG bị khối ngoại bán mạnh
- Đã có dòng tiền đủ lớn muốn Vn-Index vượt ra khỏi vùng 875 điểm, tuy nhiên áp lực bán lại quá lớn. Khả năng cao Vn-Index sẽ phải lùi về vùng hỗ trợ tại 860 điểm
- Nhóm tăng điểm mạnh là công nghệ, bán lẻ, thủy sản, và xây dựng
- Thanh khoản giảm: 18.8% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 14.9% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng rất mạnh 5 phiên liên tiếp, tập trung bán VHM (122 tỷ) VSC (74 tỷ) VNM (38 tỷ) HPG (25 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng 33% trong 7 tháng, dự báo tăng tiếp từ nay đến cuối năm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 7, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 388,5 triệu USD, tăng 33% yoy, và trong 7 tháng, xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỷ USD, tăng 7,7% yoy. Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất trên sàn là MPC FMC CMX

- Singapore tiếp tục đứng đầu về đầu tư vào Việt Nam
Đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần - Mã: VIC
Giá cổ phiếu tại ngày 27/08/2020       91,000
PE hiện tại         41.5
Vốn hóa (tỷ)         307,801
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 89,350   121,894 130,036 145,000
yoy 55.1%   36.4% 6.7% 11.5%
LNST 4,462   3,824 7,546 5,000
yoy 32%   -14.3% 97.3% -33.7%
Tỷ suất LNST 5.0%   3.1% 5.8% 3.4%
EPS 1,692   1,167 2,199 1,478
P/E 57.3   83.1 44.1 61.6
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2:

Lợi nhuận tăng 37% nhờ doanh thu tài chính và phần cổ đông không kiểm soát có lợi nhuận âm:
- Mảng bất động sản: doanh thu và EBIT giảm lần lượt 36% và 44%, hoạt động bán lẻ bđs gần như tê liệt, VIC chỉ có 2 giao dịch bán buôn ở dự án Ocean Park và Grand Park.
- Mảng cho thuê văn phòng: doanh thu và EBIT giảm lần lượt 17% và 38% do Covid-19. VIC đã phải đưa ra gói hỗ trợ lên tới 675 tỷ cho khách hàng ảnh hưởng bởi Covid-19.
- Mảng khách sạn, du lịch: doanh thu giảm tới 65% và lỗ EBIT tăng từ -610 tỷ lên tới 2,227 tỷ. Số lượng phòng cho thuê rất hạn chế trong giai đoạn tháng 4,5 do cách ly xã hội; và chỉ hồi phục từ tháng 6.
- Mảng công nghiệp (trong đó chủ yếu là xe Vinfast): doanh thu tăng 211%, nhưng lỗ EBIT lại tăng từ -2,364 tỷ lên 3,249 tỷ. VIC đã thực hiện nhiều chương trình để kích thích bán hàng như chiết khấu, và các chương trình marketing mới...Số lượng xe đặt trong quý 2 lên tới 6,000 chiếc (gấp 6 lần quý 1)
- Hoạt động tài chính chuyển từ lỗ -1,205 tỷ sang lãi 4,068 tỷ do VIC ghi nhận 6,196 tỷ từ chuyển nhượng công ty con; tuy nhiên chi phí lãi vay cũng tăng thêm 1,312 tỷ do số dư nợ vay tăng
- Chi phí bán hàng và quản lý giảm mạnh 42.8% (tương đương giảm 2,754 tỷ) do không phải hợp nhất mảng bán lẻ VinCommerce
- Ngoài ra, phần lợi nhuận cho cổ đông không kiểm soát chuyển từ dương 1,028 tỷ sang âm 1,017 tỷ 
1900.1055