Cổ phiếu trụ tăng điểm tốt, thanh khoản giảm sút, PVT - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

CỔ PHIẾU TRỤ TĂNG ĐIỂM TỐT, THANH KHOẢN GIẢM SÚT

- Vn-Index giao dịch đi ngang trong phiên sáng, tuy nhiên, đã tăng tốt trong phiên chiều.
- Dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn đẩy chỉ số như SAB VNM VCB GAS VIC CTG
- Hầu hết cổ phiếu khác chỉ tăng nhẹ hoặc giảm điểm. Số cổ phiếu giảm giá nhiều hơn số cổ phiếu tăng giá.
- Thanh khoản giảm sút: 11% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 17% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại đã mua ròng , tập trung vào VNM (125 tỷ), tuy vậy, họ cũng bán nhiều HPG (60 tỷ).

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN HÀNG NGÀY

- ILO: tăng trưởng tiền lương toàn cầu (đã điều chỉnh cho lạm phát) năm 2017 là 1.8%, thấp nhất kể từ năm 2008.
- Triển vọng đầu tư cổ phiếu năm 2019 theo Morgan Stanley:
+ Đánh giá TRUNG LẬP do: 1) tăng trưởng GDP giảm, 2) lợi nhuận DN giảm đáng kể đặc biệt tại TQ và EU, và 3) tăng lương và chi phí đi vay tăng khiến tăng trưởng EPS bị hạn chế.
+ Các ngành đầu tư: tài chính, nguyên vật liệu, năng lượng, và ngành tiện ích
+ Thị trường mới nổi sẽ có triển vọng tốt hơn ở Mỹ do tăng trưởng GDP tại các nước này sẽ chỉ thấp hơn vào năm 2019 và hồi phục tăng ngay từ năm 2020.

- Tỷ giá USD trung tâm tăng 4 đồng lên 23,747; với biên độ +/3%, tỷ giá tại NHTMCP được phép giao dịch trong khoảng 22.065 - 23.429 đồng/USD.
- Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng tăng mạnh 0.22% và 0.3% lên mức 5.57% và 6.07% trong vòng 1 ngày.

PVT - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- PVT có 2 hoạt động chính:
     + Cho thuê tàu cho vận tải (dầu thô, dầu thành phẩm, và khí LPG) chiếm 45% doanh thu và 60.6% lợi nhuận gộp, PVT hiện sở hữu 3 tàu chở dầu thô, 8 tàu chở dầu thành phẩm, và 7 tàu chở khí LPG. 
     + Cho thuê kho nổi FSO/FPSO chiếm 13% doanh thu và 24% LN gộp với 2 mỏ chính là FSO mỏ Đại Hùng Queen và FPSO mỏ Chim Sáo với phí thuê lần lượt là ~25.000 USD/ngày và 50.000 USD/ngày, tổng công suất là ~275K DTW.
     + Các hoạt động khác do doanh thu lớn nhưng biên lợi nhuận rất thấp từ ~0.2-0.4% là:đại lý tàu, cung cấp thủy thủ, dịch vụ chuyển tiếp
- Nhiên liệu chỉ chiếm khoảng 15.7% tổng chi phí. Mô hình kinh doanh của PVT ít chịu ảnh hưởng bởi giá dầu do 1) mảng vận tải dầu thô, khách thuê tàu tự chịu chi phí nhiên liệu và 2) mảng vận tải dầu thành phẩm, PVT có thể chuyển một phần chi phí tăng thêm vào tăng giá cước.
- Là công ty con của PVN, trong đó PVN năm 51% vốn, PVT nhận được rất nhiều đơn hàng từ các công ty trong tập đoàn PVN.

Tiềm năng doanh nghiệp:
- Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của PVT đến từ các dự án đầu tư mới của PVN: 1) nhà máy lọc dầu gồm mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, xây dựng nhà máy Long Sơn, Vũng Rô; và 2) 8 nhà máy điện than và trạm LNG như Long Phú 1, Sông Hậu 1, Vĩnh Tân 1,...Các dự này sẽ giúp tăng nhu cầu vận chuyển than và dầu.
- Trong năm 2018, triển vọng sẽ đến từ tăng sản lượng vận chuyển do: 1) nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mới đi vào hoạt động từ tháng 5/2018 với công suất ~10 triệu tấn/năm. PVT ký hợp đồng vận chuyển ~2.5 triệu tấn dầu thô và 3 triệu tấn dầu thành phẩm cho Nghi Sơn (PVN hiện sở hữu 25% vốn tại Nghi Sơn); 2) nhà máy lọc dầu Dung Quất không còn phải bảo dưỡng (năm 2017, Dung Quất nghỉ 40 ngày để bảo dưỡng nhà máy); và 3) giá thuê ngày dịch vụ kho FSO cũng tăng thêm 21.7% từ mức 46.000USD/ngày lên 56.000USD/ngày
- PVT cũng sẽ phải mua thêm tàu để phục vụ cho nhu cầu vận tải tăng thêm: 3 tàu năm 2018, 12 tàu năm 2019 và 12 tàu năm 2020 với vốn đầu tư ~5,600 tỷ đồng.
- PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại PVT xuống 36% từ mức 51% hiện nay trước năm 2020.

Sức khỏe tài chính:
Tình hình tài chính lành mạnh với số dư tiền mặt lớn ~2,720 tỷ và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương trong tất cả các năm. Tài sản cố định chiếm tới 51.5% tổng tài sản. Số dư nợ vay tương đối lớn là ~2,800 tỷ để đầu tư cho các tàu, tuy nhiên, đã giảm liên tục qua các năm.

1900.1055