Cổ phiếu dầu khí hút dòng tiền, thanh khoản thấp nhất 3 năm, POW - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

CỔ PHIẾU DẦU KHÍ HÚT DÒNG TIỀN,THANH KHOẢN THẤP NHẤT 3 NĂM

- Index giảm trong suốt phiên, dù hồi vào cuối phiên nhưng vẫn đóng cửa giảm điểm nhẹ.
- Hầu hết cổ phiếu chỉ tăng hoặc giảm điểm nhẹ, tuy nhiên, số lượng mã giảm vẫn lớn hơn số lượng mã tăng.
- GAS/VCB/MSN đóng góp lớn nhất vào chiều tăng và NVL/VNM đóng góp lớn nhất vào chiều giảm của Index
- Thanh khoản tiếp tục giảm: 36% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 4% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng trong 3 phiên liên tiếp.

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 08/01/2019

- Chỉ số chứng khoán S&P500 trong năm 2018: chỉ ngành y tế và dịch vụ tiện ích là có lợi nhuận dương. Điều này hoàn toàn phù hợp với chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế khi tăng trưởng GDP đạt đỉnh.

- VCB dự kiến phát hành 108 triệu cp (tỷ lệ 3%) giá 57.000 đồng/cp cho GIC và Mizuho. Tỷ lệ phát hành thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của nhà đầu tư là ít nhất 15%.

POW (Điện lực Dầu khí VN) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- POW là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 VN, chỉ sau EVN với tổng công suất điện ~4,208 MW, tương đương 10% công suất điện toàn quốc.
- POW sở hữu 8 nhà máy phát điện: 4 nhà máy nhiệt điện khí là Cà Mau 1, Cà Mau 2, NT1, và NT2; 3 nhà máy thủy điện là Nậm Cắt, Hủa Na, và ĐakĐrinh; và 1 nhà máy nhiệt điện than là Vũng Áng 1
- Cơ cấu sản lượng điện: 64% điện khí, 28.5% điện than, và 7.5% thủy điện.
- Chuỗi cung ứng: đầu vào khí được mua từ GAS và than mua từ TKV với giá mua tăng hàng năm theo lộ trình; giá bán điện đầu ra theo hợp đồng bán điện (PPA) được ký dài hạn với EVN ít nhất là 10 năm với giá bán có điều chỉnh theo giá đầu vào. Tuy vậy, giá bán thường thay đổi ít hơn so với giá đầu vào nên POW sẽ được lợi nếu giá khí và giá than giảm và ngược lại.
- Các nhà máy điện khí của POW (nhà máy Cà Mau tại ĐBSCL, Nhơn Trạch 1 và 2 tại tỉnh Đồng Nai) đều sử dụng công nghệ hiện đại nhất của Siemens & Alstom tại thời điểm xây dựng
- Trong năm 2017-2018, La Nina diễn ra tại VN khiến sản lượng thủy điện ở mức cao và giá khí tăng mạnh khiến chi phí tăng, do đó, khả năng cạnh tranh của POW tương đối kém so với DN thủy điện và nhiệt điện than.

Triển vọng doanh nghiệp: KHẢ QUAN
- Tình trạng thiếu hụt điện có thể trở nên nghiêm trọng hơn dự báo: theo EVN, tốc độ tăng trưởng nguồn cung điện dưới 5% cho 2 năm tiếp theo, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng trưởng tiêu thụ 10%-11%/năm.
- Ngoài ra, hiện tượng El Nino đang được dự báo sẽ diễn ra ở VN trong năm 2019 sẽ khiến sản lượng thủy điện giảm, qua đó, giảm sản lượng toàn ngành điện. Do đó, giá bán điện trung bình toàn ngành điện được dự báo sẽ tăng trong năm 2019.
- Giá khí đã giảm rất mạnh ~37% trong 1 tháng qua và được dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm trong năm 2019 do nhu cầu khí giảm vì nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ được dự đoán tăng trưởng chậm lại. Biên LN gộp trong Q4/2018 và 2019 sẽ được cải thiện đáng kể.
- Tuy nhiên, chỉ số định giá PE của POW hiện là ~16 lần  và chưa ở mức hấp dẫn.

Sức khỏe tài chính: KHẢ QUAN
BCTC của POW tương đối khả quan do số dư tiền lớn là ~7,350 tỷ, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh rất ổn định ở mức ~2,000 tỷ/quý. Dù số dư nợ vay cũng tương đối cao là ~24.4K tỷ, tương đương ~40% tổng tài sản, nhưng đã rất thấp so với các DN điện khác, đã giảm dần qua các năm, và cũng là thực tế phổ biến của ngành điện do giá trị đầu tư cho máy phát điện là rất lớn.

1900.1055