Bên bán cũng mạnh, mà bên mua cũng không kém cạnh, POW - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

BÊN BÁN CŨNG MẠNH, MÀ BÊN MUA CŨNG KHÔNG KÉM CẠNH
- Vn-Index đi ngang phiên sáng, giảm mạnh hơn 10 điểm đầu phiên chiều, nhưng lại hồi phục chỉ còn giảm khoảng 4 điểm khi đóng cửa
- Tuy vậy, số lượng mã giảm vẫn gấp 2.5 lần số mã tăng, trong đó có 30 mã giảm sàn trên HOSE như GEX CEO DIG L14 LDG...
- Áp lực bán là lớn, tuy nhiên lực cầu bắt đáy cũng không kém cạnh
- Nhóm giảm mạnh là thủy sản, thép, xây dựng, chứng khoán, bất động sản, và dầu khí
- Thanh khoản giảm cho thấy áp lực bán cũng đã giảm phần nào so với ngày hôm qua, và lực cầu bắt đáy cũng đang khá tốt, chúng tôi vẫn nghiêng hơn về kịch bản thị trường đi lên. Trong kịch bản xấu nhất, Vn-Index có thể giảm về 980 điểm. Dù kịch bản xấu nhất có xảy ra thì giờ cũng là thời điểm mua dần cổ phiếu, không phải thời điểm bán.
- Thanh khoản giảm: 21.9% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 28% thấp hơn ngày dịch liền trước
- Khối ngoại mua ròng khá mạnh,, họ mua nhiều EIB HPG NVL SHB, và bán ra nhiều STB
Điểm tin hàng ngày      

- Thủ trưởng: đơn vị giải ngân đầu tư công thấp bị cắt thu nhập tăng thêm
Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất thực hiện, đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Điều này thể hiện sự quyết tâm của chính phủ trong việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.

- HPG: lần đầu xuất khẩu thép dài sang Châu Âu với lô hàng 10.000 tấn
Hòa Phát vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng 10.000 tấn thép dây cuộn sang Châu Âu. Đây là đơn hàng thép dài (long products) đầu tiên xuất sang khu vực này, mở ra thị trường mới.

- Ngân hàng Nhà nước mở lại kênh hút tiền sau hơn 1 tháng tạm dừng
NHNN đã hút ròng khỏi hệ thống gần 31.500 tỷ trong hai phiên đầu tuần thông qua kênh tín phiếu

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Mã: POW
Giá cổ phiếu hiện tại         10,700
PE hiện tại         21.8
Vốn hóa (tỷ)         25,058
           
Tỷ VND 2019A   2020A 2021A 2022F
Doanh thu 35,374   29,732 24,561 27,500
yoy 8.3%   -16.0% -17.4% 12.0%
LNST 2,510   2,365 1,799 1,400
yoy 30.6%   -5.8% -24.0% -22.2%
Tỷ suất LNST 7.1%   8.0% 7.3% 5.1%
EPS 1,029   939 706 598
P/E 14.6   16.0 21.2 17.9
Nguồn: FiinPro
Cập nhật lợi nhuận quý 3: KHẢ QUAN

- Sản lượng điện tăng trưởng 9%: 1) Nhà máy NT2: sản lượng tăng tới 86% do trong quý 3/2021, khu vực miền Nam thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, khiến sản lượng giảm mạnh; 2) Nhà máy NT1 và Cà Mau: sản lượng giảm 31% và 17% do thiếu khí để sản xuất, 3) Nhà máy Vũng Áng: sản lượng giảm 21% do sự cố kỹ thuật, và 4) 2 nhà máy thủy điện Hủa Na và Đắk Đrinh: sản lượng tăng 91% và 66% do hiện tượng La Nina khiến lượng mưa lớn hơn

- Doanh thu tăng 13% do sản lượng tăng và giá hợp đồng mua bán điện (PPA)cao hơn do giá khí và than tăng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp giảm từ 16% xuống 12% do giá nguyên vật liệu (than và khí) tăng cao hơn giá bán khá nhiều. Do đó, LN gộp giảm 16.6%

- Chi phí tài chính thuần tăng 94 tỷ do lỗ chênh lệch tỷ giá ~120 tỷ (đồng USD tăng giá mạnh trong quý 3) và chi phí tài cấu trúc tài chính 52 tỷ.

- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 150% (tương đương 232 tỷ) do POW trích lập 207 tỷ dự phòng nợ xấu từ EVN

- Cuối cùng, LNST giảm 86%, do giá nguyên vật liệu tăng, lỗ tỷ giá, và chi phí dự phòng nợ xấu
1900.1055