Bán tháo vỡ hỗ trợ 1,100 điểm, PLX - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

BÁN THÁO VỠ HỖ TRỢ 1,100 ĐIỂM
- Vn-Index mỗi lúc 1 thấp hơn trong suốt cả ngày giao dịch
- Hầu hết cổ phiếu đều giảm, trong đó có 188 mã giảm sàn trên 3 sàn chứng khoán
- Tất cả các nhóm ngành đều giảm rất mạnh
- Điểm nhấn: VIC VHM giảm mạnh trong hầu hết ngày, nhưng lại hồi phục về tham chiếu trong phiên ATC
- Vn-Index hiện đã vỡ hỗ trợ 1,100 điểm. Thông thường, sau khi vỡ hỗ trợ, Vn-Index có thể sẽ tăng điểm để kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ 1,100 điểm này trong ngày mai. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên hết sức cẩn thận với việc mua vào, rủi ro hiện vẫn không phải là thấp
- Thanh khoản giảm: 15.1% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 22.8% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng mạnh, họ mua nhiều VIC, và bán ra nhiều HPG STB DGC CTG
Điểm tin hàng ngày      

- PMI Việt Nam tháng 9 đạt 52,5, số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng mạnh
PMI tháng 9 đạt 52,5 điểm trong tháng 9, thấp hơn so với mức 52,7 điểm của tháng 8. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 9 nhờ nhu cầu khách hàng cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã chậm lại so với tháng 8.

- Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 9 tháng tăng 9,7%
chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (IIP) tháng 9 tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng, chỉ số IIP tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, IIP đang có dấu hiệu chậm lại trong tháng 9

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Mã: PLX
Giá cổ phiếu hiện tại         32,350
PE hiện tại         16.3
Vốn hóa (tỷ)         46,021
           
Tỷ VND 2019A   2020A 2021A 2022F
Doanh thu 189,604   123,919 169,009 192,352
yoy -1.2%   -34.6% 36.4% 13.8%
LNST 4,158   988 2,839 500
yoy 10.9%   -76.2% 187.3% -82.4%
Tỷ suất LNST 2.2%   0.8% 1.7% 0.3%
EPS 3,187   747 2,194 408
P/E 12.6   53.6 18.2 79.3
Nguồn: FiinPro
Cập nhật thông tin: TRUNG LẬP

- Lợi nhuận quý 2 âm 196 tỷ do trích lập dự phòng hàng tồn kho 1,300 tỷ
+ Doanh thu tăng 80% do 1) Giá bán lẻ sản phẩm xăng dầu bình quân tăng ~60% yoy; và 2) Sản lượng tiêu thụ trong nước tăng ~10% yoy nhờ nhu cầu phục hồi sau đại dịch Covid-19.
+ Biên lợi nhuận gộp giảm từ 9% xuống 2.85% do 1) Giá dầu Brent cũng tăng 62% yoy, và 2) PLX phải trích lập dự phòng hàng tồn khi trị giá 1,300 tỷ do giá dầu thế giới giảm từ cuối tháng 6. Do đó, LN gộp giảm tới 43.2%
+ Chi phí bán hàng và quản lý tăng 5.6% (tương đương 148 tỷ) do các chi phí đều tăng nhẹ (chi phí nhân viên, thuê ngoài, và khấu hao)

- Giá dầu thế giới vẫn đang tiếp tục giảm sâu
+ Tính từ ngày 20/7 (thời điểm PLX chốt giá để tính dự phòng quý 2), giá dầu Brent tiếp tục giảm từ 102 xuống chỉ còn 89 USD/thùng (tức giảm tới 12.75%)
+ Do đó, nhiều khả năng, biên lợi nhuận gộp quý 3 vẫn sẽ thấp, và PLX có thể vẫn sẽ tiếp tục phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho quý 3 (thay vì được ghi nhận hoàn nhập dự phòng)
1900.1055