ÁP LỰC ĐIỀU CHỈNH CAO SUỐT PHIÊN, TUY NHIÊN LỰC CẦU KHÁ MẠNH TẠI VÙNG GIÁ THẤP
- Thị trường đối mặt áp lực bán (điều chỉnh) khá mạnh và giảm trong suốt phiên
- Tuy nhiên, lực cầu tại vùng giá thấp khá tốt và chủ động
- VNM/GAS/VIC/BID đóng góp nhiều nhất vào mức giảm, nhưng VNM đã hồi phục khá tốt cuối phiên
- Hỗ trợ mạnh của Index hiện ở 960 điểm và hỗ trợ yếu là 980 điểm
- Thanh khoản giảm: 2% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 11% thấp hơn ngày giao dịch liền trước. Giảm điểm với thanh khoản giảm chưa mang lại nhiều rủi ro cho thị trường
- Khối ngoại mua ròng nhẹ
ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 8/3/2019
- Ngân hàng Trung ương châu Âu dự tính sớm nhất đến 2020 mới nâng lãi suất và hạ dự báo tăng trưởng khu vực EU từ 1.7% về 1.1%
- Xuất khẩu tháng 2 của Trung Quốc giảm mạnh nhất 3 năm, cho thấy nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới tiếp tục giảm tốc.
- Chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo mạnh nhất gần 5 tháng sau khi 1 công ty chứng khoán đưa ra đề xuất BÁN đối với cổ phiếu của Tập đoàn Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc (PICC)
- 2 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng 0,77% - thấp hơn mức 1% cùng kỳ năm 2018; và huy động vốn tăng trưởng 1%
- Phó Tổng giám đốc HNX: Triển khai hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ trong quý II
PVD (Ctcp Khoan và Dịch vụ khoan) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU
Cập nhật kết quả kinh doanh 2018: KHẢ QUAN
- Doanh thu và LN gộp tăng trưởng lần lượt 41% và 105%, chủ yếu do hoạt động cho thuê giàn khoan khởi sắc hơn từ mức lỗ 176 tỷ năm 2017 sang lãi 17 tỷ năm 2018. Các mảng khác cũng tích cực hơn nhờ giá dầu tăng.
- Lỗ tài chính thuần giảm từ nhẹ 14 tỷ
- Chi phí bán hàng và quản lý giảm mạnh từ 587 tỷ còn 307 tỷ nhờ hoàn nhập 358 tỷ dự phòng nợ xấu từ PVEP
- Theo đó, LNST tăng trưởng mạnh 317%
- Tình hình tài chính vẫn Khả quan do số dư tiền lớn ~3,270 tỷ; số dư nợ vay giảm 830 tỷ từ 4,670 tỷ còn 3,840 tỷ; và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh dương lớn.
Mô hình kinh doanh:
- PVD sở hữu 6 giàn khoan bao gồm 1 giàn khoan trên đất liền, 4 giàn khoan biển cạn và 1 giàn khoan nước sâu.
- PVD có 3 hoạt động kinh doanh chính là cho thuê giàn khoan, cung cấp nguyên vật liệu khoản, và dịch vụ giếng khoan với cơ cấu doanh thu lần lượt là 36%, 25%, và 39%; và cơ cấu LN gộp lần lượt là 4%, 9%, và 87%.
- Là một doanh nghiệp ở thượng nguồn, KQKD của PVD biến động mạnh nhất với giá dầu. Giá dầu giảm sâu giai đoạn 2014-2016 khiến giá thuê giàn khoan và số ngày cho thuê giảm mạnh theo và nhiều giàn khoan của PVD rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Dù giá dầu đã hồi phục từ đáy 2016 nhưng tình trạng dư thừa nguồn cung khiến giá thuê giàn khoan vẫn chưa thể bật trở lại trong 2017.
- PVD nắm 64% thị phần cho thuê giàn khoan và 80% thị phần dịch vụ kỹ thuật giếng khoan.
Triển vọng doanh nghiệp: KHẢ QUAN
- Giá dầu đã tăng từ năm 2016 và ở mức rất cao trong năm 2018 nhờ vào: 1) kinh tế của các nước tiêu thụ dầu chính như Mỹ, Trung QUốc, và các nước OECD tăng trưởng tốt, qua đó tăng nhu cầu sử dụng dầu; 2) OPEC và Nga cam kết cắt giảm sản lượng 1.8 triệu thùng dầu/ngày vào cuối 2018, và 3) căn thẳng chính trị tại nhiều nước làm giảm sản lượng dầu. Giá dầu tăng và duy trì trên ngưỡng 60 USD/thùng là yếu tố cốt lõi giúp hoạt động khoan khai thác dầu khí thực hiện trở lại. Đây là động lực tăng trưởng cho PVD.
- HIện tại, 5/6 dàn khoan của PVD đã được ký hợp đồng và dự kiến cho thuê toàn bộ trong năm 2019. Tỷ lệ sử dụng cũng tăng lên 90% từ mức 80% năm 2018.
- Giá thuê được dự báo là 59,000 USD/ngày, tăng 3.5% so với năm 2018 nhờ giá dầu ổn định ở mức cao.
- Riêng dàn khoan PVD V chỉ có thể hoạt động từ 2020 do chỉ có thể sử dụng tại 1 số vùng biển đặc biệt nên khá khó kiếm khách hàng.
- Do đó, năm 2019 được kỳ vọng là năm đầu tiên kể từ 2016, PVD có lãi từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà không phải từ hoàn nhập dự phòng.