Áp lực bán lớn, tuy nhiên chưa xuất hiện dấu hiệu uptrend đã gãy, FPT - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ÁP LỰC BÁN LỚN, TUY NHIÊN CHƯA XUẤT HIỆN DẤU HIỆU UPTREND ĐÃ BỊ GÃY

- Thị trường đi ngang trong phiên sáng, nhưng đã giảm mạnh trong phiên chiều.
- Cổ phiếu ngân hàng và VNM là lý do chính khiến thị trường giảm
- Nhiều cổ phiếu khác như GAS MWG VRE đóng cửa thấp nhất phiên, mặc dù chỉ giảm nhẹ
- Ngưỡng hỗ trợ là 1,000 điểm và chưa có dấu hiệu Uptrend đã bị gãy, tất cả các cổ phiếu vốn hóa lớn hiện vẫn giao dịch bên trên ngưỡng hỗ trợ.
- Thanh khoản tăng nhẹ: 8.3% cao hơn trung bình 20 phiên, và 0.5% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại quay lại mua ròng sau 3 ngày bán ròng, tập trung vào các mã CTG (70 tỷ) HPG (63 tỷ) PLX (48 tỷ) VIC (45 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 19/3/2019

- OPEC giảm sản lượng, giá dầu WTI và Brent gần chạm đỉnh 4 tháng ở mức 59.1 và 67.58 USD/thùng
- Fed sẽ họp trong ngày 19 - 20/3. Nhà đầu tư đang kỳ vọng FED sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp này.

- NLG đặt kế hoạch 2019: doanh thu 3,485 tỷ (giảm nhẹ 2% yoy), tuy nhiên, LNST 956 tỷ (tăng 26% yoy)
- MBS đặt mục tiêu lãi 360 tỷ (tăng 78%), và nâng vốn lên từ 1,221 tỷ lên 1,743 tỷ đồng trong năm 2019

FPT (Tập đoàn FPT) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cập nhật kết quả kinh doanh 2018: KHẢ QUAN
- Doanh thu và LN gộp giảm lần lượt 45% và 9.4% do FPT không còn hợp nhất mảng bán lẻ & phân phối trong năm 2018. Nếu loại trừ 2 mảng trên, doanh thu tăng trưởng 17.3%
- Lợi nhuận tài chính thuần giảm mạnh 76% do năm 2017, FPT ghi nhận 1,072 tỷ từ việc thoái vốn mảng bán lẻ & phân phối như trên.
- LN từ công ty liên kết tăng 518%
- Chi phí bán hàng và quản lý giảm 14%
- Do đó, LNST giảm 10.6%
- Tình hình tài chính vẫn Khả quan do số dư tiền rất lớn ~9,500 tỷ; số dư nợ vay vẫn trong tầm kiểm soát là gần 7,000 tỷ; dòng tiền từ sản xuất kinh doanh rất lớn ~3,600 tỷ năm 2018.

Mô hình kinh doanh:
- FPT là tập đoàn, hoạt động ở 4 mảng là: công nghệ, viễn thông, phân phối và bán lẻ, và mảng khác (giáo dục, môi giới chứng khoán, và quản lý quỹ) trong đó cơ cấu lợi nhuận trước thuế năm 2018 lần lượt là 39.5%, 30%, 9.5%, và 21%.
- FPT định vị bản thân là 1 công ty công nghệ, sau khi hoàn tất thoái vốn tại các mảng bán lẻ và phân phối xuống dưới 50% và không còn hợp nhất báo cáo tài chính kể từ năm 2018.
- Mảng công nghệ: FPT tiếp tục triển khai chiến dịch “Toàn cầu hóa”, thúc đẩy phát triển thị trường quốc tế, đặc biệt tại Nhật Bản và Mỹ. Tỷ lệ doanh thu từ thị trường quốc tế tăng mạnh hàng năm. Tháng 7/2018, FPT mua lại 90% vốn của Intellinet (Mỹ) nhằm tiếp tục thúc đẩy thị trường Mỹ. Đến 2018, thị trường Nhật Bản và Mỹ chiếm 56% và 22% doanh thu mảng công nghệ.
- Mảng viễn thông: FPT tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương…thay vì giàn trải tại hầu hết tỉnh/thành phố như VNPT hay Viettel. Ngoài ra, FPT tích cực nâng cấp chất lượng và sản phẩm để có mức phí dịch vụ cao hơn đối thủ.
- Cơ cấu sở hữu khá phân tán, cổ đông lớn nhất là ông Trương Gia Bình với 7.05%; khối ngoại đang nắm tối đa 49% vốn.

Triển vọng doanh nghiệp: MUA
- FPT có tiềm năng tăng trưởng lớn ở tất cả các mảng kinh doanh nhờ có lợi thế cạnh tranh cao do (1) chi phí thấp; (2) cung cấp độc quyền nhiều dịch vụ; (3) mô hình kinh doanh tổng hợp tham gia phần lớn các phân khúc chính trong lĩnh vực CNTT; (4) vị thế áp đảo trong nước và (5) ban lãnh đạo có tầm nhìn.
- Mảng công nghệ có thể tăng trưởng kép 30%/năm trong 3 năm tới do nhu cầu phần mềm trên thế giới hiện rất cao trên cơ sở cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Mảng viễn thông cũng đạt mức tăng trưởng ~12%/năm trên cơ sở tốc độ đô thị hóa tại các thành phố lớn đang ngày càng cao, rất phù hợp với chiến lược của FPT là tập trung tại các thành phố lớn. Theo WB, năm 2017, tỷ lệ đô thị hóa ở VN đang diễn ra với tốc độ 3.2%/năm, gấp đôi tốc độ tăng dân số cả nước và rất cao so với khu vực. 
- Các mảng khác của FPT cũng đạt mức tăng trưởng ~10%/năm
- FPT đang có chỉ số PE là 10.8 - gần như thấp nhất trong số các BCs 
 

1900.1055