Thất bại trong việc kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ mạnh 900, DGW - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THẤT BẠI TRONG VIỆC KIỂM ĐỊNH LẠI NGƯỠNG HỖ TRỢ MẠNH 900

- Vn-Index biến động rất mạnh trong phiên để kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ mạnh tại 900 điểm.
- Tuy vậy, áp lực bán vẫn còn rất lớn khi thị trường tăng điểm.
- Thị trường rất phân hóa: dòng ngân hàng và dấu khí tăng mạnh, trong khi đó, nhóm VIC/VHM giảm mạnh trương ứng.
- Thanh khoản được cải thiện: 7% thấp hơn trung bình 20 phiên, tuy nhiên 7% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng, tập trung vào VIC (45 tỷ) VCB (41 tỷ) HPG (27 tỷ) 

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN HÀNG NGÀY

- GDP quý 3 của EU tăng trưởng 1.7% yoy, thấp hơn mức tăng 2.2% you của quý 2. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng 0.9% yoy trong tháng 9, thấp hơn mức tăng 1.1% yoy tháng 8. Kinh tế Châu Âu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
- Đồng Bảng mất giá 2% do bất ổn chính trị liên quan đến hiệp định Brexit, nhiều bộ trưởng từ chức.
- Tại Trung Quốc, giá nhà tăng 8.6% yoy trong tháng 10, cao hơn mức 7.9% yoy trong tháng 9.

- Chủ tịch Ngô Chí Dũng và mẹ đăng ký mua 21 triệu cổ phiếu VPB

DGW - MỖI NGÀY 1 MÃ CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- DGW phân phối (bán buôn) các sản phẩm công nghệ viễn thông, trong đó laptop và máy tính bảng chiếm 59%, thiết bị văn phòng chiếm 20%, và điện thoại di động chiếm 20% doanh thu 2017. Bên cạnh đó, DGW đang mở rộng hoạt động sang phân phối hàng thực phẩm chức năng và hàng tiêu dùng, chiếm 1.2% doanh thu 2017.
- DGW nắm giữ 31% thị phần mảng laptop và máy tính bảng. Đối với mảng điện thoại di động, DGW nắm ~10% thị phần cả nước, chỉ sau các tên tuối lớn như Thế Giới Di Động hay FPT
- DGW phân phối laptop và máy tính bảng của các thương hiệu lớn như HP, Dell, Asus, Acer, Lenovo, LG, và Fujitsu. Ngoài ra, DGW có vị thế độc quyền phân phối một số dòng smartphone giá rẻ như Wiko, Obi, Xiaomi để đánh vào nhóm khách hàng có thu nhập thấp.
- DGW không mở cửa hàng phân phối. Thay vào đó, DGW phân phối lại cho các siêu thị điện máy (nguyenkim, trananh...); cửa hàng bán lẻ (MWG, FPT, Nhật Cường...); công ty viễn thông (mobiphone, viettel); và hệ thống nhà bán lẻ độc lập khác. DGW cũng bán hàng trực tuyến trên các trang mua bán online (tiki, lazada, shopee)

Triển vọng doanh nghiệp:
- Động lực chính cho tăng trưởng của DGW đến từ tiềm năng rất lớn của ngành bán lẻ VN: dân số đông ~97 triệu dân, cơ cấu dân số vàng (trong đó tỷ lệ dân số độ tuổi từ 24-44 là 32.7%, cao nhất Đông Nam Á), tốc độ tăng dân số nhanh ~1.3%/năm, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh ~35%/năm, và số lượng tầng lớp trung lưu tăng mạnh.
- Tính đến năm 2017 ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng smartphone tại nông thôn và thành phố thứ cấp vẫn còn thấp hơn so với tại các thành phố trọng tâm (68% và 71% so với 84%). Đây sẽ là động lực tăng trưởng của DGW do nhắm vào phân khúc khách hàng thu nhập thấp.
- Xiaomi là quả ngọt của DGW khi thị phần tại Việt Nam tăng nhanh từ 1.3% tháng 11/2017 lên 5% tháng 1/2018 (theo GFK) với ưu điểm vượt trội về giá thành, mẫu mã sản phẩm, và tiện ích.
- Tiềm năng ngành chăm sóc sức khỏe tại VN còn rất lớn. DGW được kỳ vọng sẽ trở thành nhà phân phối đủ lớn để đảm bảo chất lượng sản phẩm (tránh tình trạng hàng giả kém chất lượng) đến tay người tiêu dùng.

Sức khỏe tài chính:
BCTC ở mức TRUNG LẬP do: 
- Là DN buôn nên số dư tồn kho và phải thu khá cao (86% tổng tài sản)
- Số dư nợ vay cao ~644 tỷ và lãi suất đang trong xu hướng tăng lên.
- Số dư tiền thấp ~39 tỷ, và hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra dòng tiền thấp ~14 tỷ trong 9 tháng 2018.

1900.1055