VNM/VHM/MSN đẩy thị trường, thanh khoản giảm thấp nhất nhiều năm, NKG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VNM/VHM/MSN ĐẨY THỊ TRƯỜNG, THANH KHOẢN GIẢM THẤP NHẤT NHIỀU NĂM

- Index giao dịch đi ngang trong suốt phiên.
- Số cổ phiếu giảm điểm nhiều hơn số cổ phiếu tăng điểm.
- Tuy nhiên, VNM/VHM/MSN (nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nhất) tăng điểmgiúp thị trường tăng nhẹ.
- Dòng tiền tập trung vào cổ phiếu cao su tự nhiên và điện
- Thanh khoản giảm xuống mức thấp mới trong nhiều năm qua: 16% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 9% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng nhẹ, tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch của khối ngoại lại rất thấp.

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 18/1/2019

- Bloomberg: Hãy dừng nghĩ tới tradewar, Trung Quốc đã rơi vào khủng hoảng do nhiều lý do: bong bóng bất động sản, tình trạng thừa công suất ở rất nhiều ngành công nghiệp như thép và năng lượng mặt trời, và quan trọng nhất là tỷ lệ nợ trên GDP đã lên tới 253% vào giữa năm 2018.
- Wall Street Journal: Mỹ cân nhắc dỡ thuế với hàng hóa Trung Quốc

- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Kiểm soát chỉ số lạm phát năm 2019 từ 3,3-3,9%

NKG (Thép Nam Kim) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Mô hình kinh doanh:
- NKG là DN sản xuất tôn mạ và ống thép có tốc độ tăng trưởng doanh thu và sản lượng nhanh (~29/năm), hiện tại đang đứng thứ 2 sau HSG về thị phần. Thị phần tôn mạ của NKG tăng lên nhanh chóng, từ 4.1% năm 2014 lên 5.74% năm 2017.
- Tôn mạ, ống thép, và thép cán nguội (CRC) lần lượt chiếm 76%, 17% và 7% doanh thu của NKG
- NVL chính cho sản xuất tôn mạ là thép cán nóng (HRC) 100% nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc
- Xuất khẩu chiếm 56% doanh thu của NKG. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Indonesia (38,3%), EU (11%), Mỹ (9,4%), Malaysia (7,7%) và Ấn Độ (6,9%). NKG có lợi thế cạnh tranh rất lớn do không bị áp thuế tự vệ đến 2021.
- Năm 2016, NKG triển khai đầu tư rất lớn để xây dựng 2 nhà máy mới về tôn mạ và ống thép với giá trị đầu tư ~3,000 tỷ nâng công suất từ 420K tấn/năm lên 1,220K tấn/năm. Cả 2 nhà máy này đã hoạt động từ cuối năm 2017. Cuối 2018, NKG mới chỉ hoạt động với ~50% công suất và đang phải đối mặt với nhiều rủi ro từ suy giảm nhu cầu thép thế giới và thị trường bất động sản trong nước cũng suy giảm. Do đó, chiến lược của NKG trong 3 năm tới đó là dừng đầu tư tài sản để tập trung nâng cao hiệu quả và dùng toàn bộ nguồn lực để giảm số dư nợ vay.

Triển vọng doanh nghiệp: KHẢ QUAN
- Mặc dù NKG vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thời điểm khó khăn nhất có thể đã qua. Đây là cổ phiếu có lợi nhuận và rủi ro cao.
- Trong 2018, giá HRC (nguyên vật liệu chính) đã tăng ~38% khiến biên lợi nhuận gộp của NKG giảm rất mạnh từ mức 11.2% xuống 6.8%. Tuy nhiên, giá HRC đã giảm ~25% từ mức 100 USD/tấn xuống 76 USD/tấn trong 2 tháng qua do nhu cầu từ Trung Quốc giảm.
- Chi phí lãi vay cũng tăng ~50 tỷ trong 2018 do số dư nợ vay tăng. Tuy nhiên, NKG đang nỗ lực qua việc dừng đầu tư và sử dụng tiền từ sản xuất kinh doanh để giảm nợ vay.
- HIện NKG mới chỉ hoạt động ở mức 50% công suất, do đó trong 3 năm tới, sản lượng sẽ còn dư địa
- tăng trưởng dù công ty không có kế hoạch tiếp tục mở rộng công suất.
- Ngoài ra, giá cổ phiếu đã giảm tới 78% từ đỉnh, hiện ở mức gần thấp nhất lịch sử, và chỉ số PE đã rất thấp là 3.12 lần. 

Sức khỏe tài chính: TƯƠNG ĐỐI KHẢ QUAN
Mặc dù rủi ro tài chính với NKG là vẫn còn lớn như số dư nợ vay lớn ~5,450 tỷ (chiếm tới 59% tổng tài sản), số dư tiền thấp là ~272 tỷ, một số yếu tố tích cực đã bắt đầu xuất hiện: dòng tiền từ sản xuất kinh doanh trong năm 2018 là lớn, số dư nợ vay đã giảm ~722 tỷ. NKG đang sử dụng tất cả nguồn tiền có thể để giảm nợ vay.
 

1900.1055