Vẫn chưa mất mốc 1,500 điểm dù thế giới đang quá bất ổn, VPB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VẪN CHƯA MẤT MỐC 1,500 ĐIỂM DÙ THẾ GIỚI ĐANG QUÁ BẤT ỔN
- Vn-Index bị bán tháo trong phiên sáng giảm hơn 25 điểm do căng thẳng leo thang tại Nga và Ukraina, nhưng đã hồi phục trong phiên chiều và vẫn đóng cửa trên ngưỡng 1,500 điẻm
- Động lực cho sự hồi phục đến từ nhóm  ngân hàng, đặc biệt là cổ phiếu MBB đã tăng rất tốt
- Nhóm dầu khí tăng tốt nhờ giá dầu thế giới tăng
- Nhóm bán lẻ cũng tăng khá tốt, có lẽ bởi vì đây là cổ phiếu phòng thủ
- Tuy nhiên, số lượng mã giảm điểm vẫn lớn hơn 2 lần số mã tăng điểm. Trong đó, rất nhiều ngành giảm trên 1%
- Điểm nhấn: 3 mã bất động sản hot nhất sàn là DIG CEO LDG giảm sàn
- Thanh khoản tăng: 35.2% cao hơn trung bình 20 phiên, và 23.9% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng, trong đó mua nhiều DXG VHM GMD, và bán ra nhiều PLX NVL
Điểm tin hàng ngày      

- Hoạt động thoái vốn nhà nước, đấu giá đầu năm: Dồn dập nhưng thiếu người mua
Các phiên đấu giá đáng chú ý như Becamex TDC, Tôn Đông Á, LienVietPostBank đều "ế nặng".

- Việt Nam đã mở lại đường bay đến 20 quốc gia, vùng lãnh thổ
6 hãng hàng không đã khai thác 56 đường bay nội địa với tần suất 2.570 chuyến/tuần/chiều, giảm 2 đường bay và 217 chuyến/tuần/chiều so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Hiện Việt Nam đã nối lại đường bay quốc tế đi và đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, ít hơn 8 đường bay so với thời điểm chưa có dịch Covid-19.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Mã: VPB
Giá cổ phiếu hiện tại         35,500
PE hiện tại         7.1
Vốn hóa (tỷ)         158,480
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 31,086   36,356 39,033 44,301
yoy 24.2%   17.0% 7.4% 13.5%
LNST 7,356   8,260 10,414 11,807
yoy 14.2%   12.3% 26.1% 13.4%
Tỷ suất LNST 23.7%   22.7% 26.7% 26.7%
EPS 2,907   3,265 4,116 2,675
P/E 17.0   15.2 12.0 13.3
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 2.5% do NIM giảm mạnh tới 177 bps xuống chỉ còn 7.17%, chủ yếu do NIM của mảng FE Credit giảm rất mạnh: mảng cho vay tiêu dùng đang bị ảnh hưởng nặng hơn rất nhiều vì Covid-19. Tăng trưởng tín dụng tăng tốt ở mức 12% trong quý 4, và tăng 22.2% trong năm 2021. Cho vay mua nhà và và khách hàng vừa và nhỏ là động lực tăng trưởng tín dụng chính. Tuy nhiên, tăng trưởng huy động lại khá thấp, lần lượt tăng 1% trong quý 4 và 3.6% trong năm 2021.

- Thu nhập dịch vụ tăng 15.8% yoy, lãi mua bán trái phiếu đạt 798 tỷ (tăng 170% yoy), trong khi thu nhập khác (chủ yếu là từ thu hồi nợ xấu đã xóa) giảm 19% yoy

- Tổng chi phí hoạt động được kiểm soát và chỉ tăng nhẹ 3% yoy

- Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh 24.4%. Chất lượng tài sản suy giảm đáng kể: 1) Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh từ 3.41% lên 4.47%, và 2) Tổng dư nợ nhóm 3,4,5 tăng tới 60% (dù tín dụng chỉ tăng 22.2%)

- Cuối cùng, LNST vẫn giảm 16.2%
1900.1055