Thêm 1 phiên bị bán tháo vì Covid-19, SAB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

THÊM 1 PHIÊN BỊ BÁN THÁO VÌ COVID-19
- Vn-Index giảm nhẹ đầu phiên sáng do VIC, nhưng đã bị bán tháo sau đó sau thông tin HCM thực hiện chính sách 'ai ở đâu, ở yên đó' từ đầu tuần sau
- Hầu hết các cổ phiếu và nhóm ngành đều giảm điểm
- Áp lực bán là rất lớn, nhưng lực cầu bắt đáy cũng lớn. Thanh khoản hôm nay lớn nhất lịch sử TTCK Việt Nam
- Thị trường đã rất nhiều lần bị bán tháo vì Covid-19, và vẫn liên tục tăng mạnh sau đó. Hành động của HCM hôm nay là không thể dự đoán được. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cho rằng hôm nay là phiên mua vào hợp lý vì 1) Lực cầu bắt đáy là rất lớn, và 2) Ảnh hưởng của Covid-19 tới TTCK sẽ giảm dần. Đợt Covid-19 hiện tại đã khiến TTCK giảm từ 1,420 điểm xuống 1,240 điểm, và do đó, hành động tăng cường biện pháp đối phó Covid-19 hiện tại sẽ không có ảnh hưởng dài và mạnh như trước nữa
- Thanh khoản cao nhất lịch sử: 86.6% cao hơn trung bình 20 phiên, và 67.6% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng mạnh 9 phiên liên tiếp họ mua nhiều SSI DGC, và bán ra nhiều HPG VIC CTG HCM
Điểm tin hàng ngày      

- Dự thảo thông tư mới của NHNN nới phạm vi nợ cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
TCTD sẽ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021. Các khoản nợ có nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến 30/6/2022 cũng nằm trong phạm vi cơ cấu lại thay vì chỉ đến 31/12/2021, như Thông tư 03 hiện nay.

- TP HCM: Từ 23/8, 'ai ở đâu, ở yên đó'
Từ ngày 23/8, TP HCM sẽ triển khai 5 giải pháp tăng cường, nâng cao để hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh vào giữa tháng 9 theo yêu cầu của Chính phủ.

- Việt Nam nhập siêu gần 1,4 tỷ USD trong nửa đầu tháng 8
Lũy kế 8 tháng, Việt Nam nhập siêu gần 3,9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu nửa đầu tháng 8 đạt gần 11,4 tỷ USD, giảm hơn 24% so với kỳ 2 tháng 7. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nửa đầu tháng 8 đạt hơn 12,7 tỷ USD, tăng hơn 23%, so với kỳ 2 tháng 7.

 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Mã: SAB
Giá cổ phiếu hiện tại         143,000
PE hiện tại         20.4
Vốn hóa (tỷ)         97,218
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 35,949   37,899 27,961 33,491
yoy 5.1%   5.4% -26.2% 19.8%
LNST 4,177   5,053 4,723 5,289
yoy -11.3%   21.0% -6.5% 12.0%
Tỷ suất LNST 11.6%   13.3% 16.9% 15.8%
EPS 6,101   7,519 7,105 8,248
P/E 24.3   19.7 20.8 17.3
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2/2021: TRUNG LẬP

- Doanh thu chỉ tăng rất nhẹ 1.3% dù doanh thu quý 2/2020 ở mức rất thấp do 1) Sự gián đoạn nghiêm trọng đối với tiêu thụ bia trong nước từ Nghị định 100, (2) bùng phát Covid-19 và lần đầu tiên Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi cả nước. Doanh thu quý 2/2021 tiếp tục tăng thấp do bùng phát dịch Cvodi-19, đặc biệt là các thị trường trọng điểm của SAB tại miền Nam và cạnh cạnh tranh gay gắt

- Biên lợi nhuận gộp tăng từ 30.9% lên 31.3% do 1) Giá bán tăng nhẹ khoảng 2% trong năm 2021, trong khi giá nguyên liệu chính (mạch nha) được chốt trong cả năm, và 2) Tăng hiệu quả sản xuất - tiết kiệm các chi phí khác từ điện đến chi phí nhân viên, và chi phí vận chuyển. Do đó, lợi nhuận gộp tăng 2.5%

- Doanh thu tài chính thuần tăng 16 tỷ, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm

- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 19% (tương đương 191 tỷ) do chi phí quảng cáo tăng 42% (tương đương 220 tỷ). Chi phí quảng cáo và khuyến mại (A&P) tăng do cạnh tranh gay gắt hơn. Ban lãnh đạo dự kiến chi phí A&P sẽ duy trì ở mức tương đối cao trong thời gian tới.

- Cuối cùng, LNST giảm 14.2%: doanh thu và lợi nhuận gộp chỉ tăng nhẹ, trong khi chi phí quảng cáo lại tăng mạnh
1900.1055