Điều chỉnh với thanh khoản giảm, Thị trường vẫn hồi phục cuối phiên, PVT - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ĐIỀU CHỈNH VỚI THANH KHOẢN GIẢM, THỊ TRƯỜNG VẪN HỒI PHỤC CUỐI PHIÊN

- Index giảm trong suốt phiên, giảm mạnh đầu phiên chiều nhưng đã hồi phục tốt kể từ điểm thấp nhất trong phiên.
- Nhóm vốn hóa lớn (đặc biệt Vn30) bị bán mạnh do đã tăng mạnh trong thời gian qua
- Tuy nhiên, số cổ phiếu giảm điểm vẫn lớn, và nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vẫn đóng cửa khá tốt
- Điều chỉnh với thanh khoản giảm không tạo ra dấu hiệu rủi ro.
- Thanh khoản giảm nhẹ: 44% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 3.4% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng do giao dịch bán thỏa thuận lớn tại VCG (593 tỷ), nếu loại trừ giao dịch này, khối ngoại mua ròng 110 tỷ.

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 26/2/2019

- Giá dầu WTI và Brent giảm ~3% xuống còn 55.21 và 66.65 USD/thùng, tuy nhiên vẫn đang duy trì ở mức rất cao trong năm 2019

- Đến ngày 20/2/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,47 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018
- Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên sẽ được diễn ra tại VN trong 2 ngày tới 27-28/2

PVT (TCT Vận tải Dầu khí) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cập nhật kết quả kinh doanh 2018: KHẢ QUAN
- Doanh thu và lợi nhuận gộp tăng lần lượt 22.6% và 24.7% do sản lượng vận chuyển tăng ~25%
- Doanh thu tài chính thuần tăng từ 27 tỷ lên 45 tỷ do lãi chênh lệch tỷ giá tăng (doanh thu của PVT chủ yếu bằng USD)
- Chi phí bán hàng và quản lý chỉ tăng nhẹ 6.2%. Do đó, LNST tăng trưởng mạnh 43.1%
- Tình hình tài chính vẫn Khả quan do số dư tiền lớn ~2,850 bill, tài sản cố định tăng và nợ vay cũng tăng từ 2,690 tỷ lên 2,985 tỷ do PVT mua thêm 5 tàu mới, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh vẫn dương và ở mức cao.

Mô hình kinh doanh:
- PVT có 2 hoạt động chính:
     + Cho thuê tàu cho vận tải (dầu thô, dầu thành phẩm, và khí LPG) chiếm 45% doanh thu và 60.6% lợi nhuận gộp, PVT hiện sở hữu 3 tàu chở dầu thô, 8 tàu chở dầu thành phẩm, và 7 tàu chở khí LPG. 
     + Cho thuê kho nổi FSO/FPSO chiếm 13% doanh thu và 24% LN gộp với 2 mỏ chính là FSO mỏ Đại Hùng Queen và FPSO mỏ Chim Sáo với phí thuê lần lượt là ~25.000 USD/ngày và 50.000 USD/ngày, tổng công suất là ~275K DTW.
     + Các hoạt động khác do doanh thu lớn nhưng biên lợi nhuận rất thấp từ ~0.2-0.4% là:đại lý tàu, cung cấp thủy thủ, dịch vụ chuyển tiếp
- Nhiên liệu chỉ chiếm khoảng 15.7% tổng chi phí. Mô hình kinh doanh của PVT ít chịu ảnh hưởng bởi giá dầu do 1) mảng vận tải dầu thô, khách thuê tàu tự chịu chi phí nhiên liệu và 2) mảng vận tải dầu thành phẩm, PVT có thể chuyển một phần chi phí tăng thêm vào tăng giá cước. Thay vào đó, PVT chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi sản lượng vận chuyển và giá cước cho thuê.
- Là công ty con của PVN, trong đó PVN năm 51% vốn, PVT nhận được rất nhiều đơn hàng từ các công ty trong tập đoàn PVN.

Tiềm năng doanh nghiệp: KHẢ QUAN
- Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của PVT đến từ tăng trưởng sản lượng từ các dự án đầu tư mới của PVN: 1) mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, xây dựng nhà máy Long Sơn, Vũng Rô; 2) nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2018 với công suất ~10 triệu tấn/năm. PVT ký hợp đồng vận chuyển ~2.5 triệu tấn dầu thô và 3 triệu tấn dầu thành phẩm cho Nghi Sơn (PVN hiện sở hữu 25% vốn tại Nghi Sơn); và 3) 8 nhà máy điện than và trạm LNG như Long Phú 1, Sông Hậu 1, Vĩnh Tân 1,...Các dự này sẽ giúp tăng nhu cầu vận chuyển than và dầu.
- PVT cũng sẽ phải mua thêm tàu để phục vụ cho nhu cầu vận tải tăng thêm: 5 tàu năm 2018, 12 tàu năm 2019 và 12 tàu năm 2020 với vốn đầu tư ~5,600 tỷ đồng.
- PVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại PVT xuống 36% từ mức 51% hiện nay trong năm 2019 hoặc chậm nhất vào 2020.
 

1900.1055