Vn-Index vượt 1,100 điểm, lấp vùng gap kháng cự, CTG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VN-INDEX VƯỢT 1,100 ĐIỂM, LẤP VÙNG GAP KHÁNG CỰ
- Vn-Index tăng điểm mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên
- Gần như tất cả cổ phiếu đều tăng điểm, có tới 64 mã tăng trần
- Biến động trong những ngày gần đây đang quá lớn do tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam là rất lớn
- Vn-Index đã vượt ngưỡng 1,100 điểm và cũng vượt vùng gap kháng cự (lấp gap). Do đó đã chính thức xác nhận thay đổi xu hướng ngắn hạn từ giảm sang xu hướng tăng. Tuy nhiên, áp lực bán trong các phiên tới sẽ tăng lên khi mà nhiều nhà đầu tư chưa bán tại vùng giá cao đã đạt điểm hòa vốn và sẵn sàng bán ra
- Thanh khoản tăng: 12% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 15.7% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng mạnh, tập trung mua FUEVFVND (431 tỷ) MSN (413 tỷ) VIC (397 tỷ) HPG (155 tỷ) VHM (154 tỷ) VNM (140 tỷ)
Điểm tin hàng ngày      

- Nâng lô cổ phiếu Việt Nam lên 1,000, tại sao không?
Ông Lê Hải Trà, người đứng đầu sàn HOSE cho biết, trên thế giới, TTCK Singapore, Nhật Bản, Đài Loan… đã và đang áp dụng lô 1.000 cổ phiếu, TTCK Việt Nam cũng nên áp dụng lô 1.000 để giải bài toán nghẽn hệ thống. Đây là tín hiệu cho thấy, HOSE hoàn toàn có thể nâng lô cổ phiếu lên 1,000 trong thời gian tới.

- Đột biến lãi suất, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 15.500 tỷ đồng
Hôm qua (2/2), lãi suất liên ngân hàng VND tăng rất mạnh, thêm 0,84 - 0,89 điểm phần trăm (đpt) ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên trước đó; qua đêm đã lên 1,44%, 1 tuần 1,64%, 2 tuần 1,76% và 1 tháng 1,88%/năm. Và lần đầu tiên trong khoảng một năm qua Ngân hàng Nhà nước bơm ròng qua OMO hỗ trợ thanh khoản hệ thống, khi lãi suất liên ngân hàng đột biến.

- Hà Nội hủy 29 điểm bắn pháo hoa đêm giao thừa
Hà Nội quyết định sẽ bắn pháo hoa tầm cao tại một điểm thay vì 30 điểm như dự kiến, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 1 số nhà đầu tư đã lo ngại, quyết định này có thể là khởi đầu của việc thực hiện giãn cách xã hội tại Hà Nội.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Mã: CTG
Giá cổ phiếu tại ngày 03/02/2021       34,900
PE hiện tại         11.5
Vốn hóa (tỷ)         126,223
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 32,620   28,738 40,519 45,279
yoy 23.3%   -11.9% 41.0% 11.7%
LNST 7,432   5,275 9,461 13,679
yoy 9%   -29.0% 79.4% 44.6%
Tỷ suất LNST 22.8%   18.4% 23.4% 30.2%
EPS 1,546   1,417 2,044 3,674
P/E 13.9   19.7 10.0 9.5
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2020: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng 18%. Tín dụng và huy động đều tăng mạnh ở mức 6% và 5.4% trong quý 4, nâng tổng mức tăng trưởng tín dụng và huy động cả năm 2020 lên 8.6% và 10.9%. Hệ số LDR giảm từ 104.8% xuống 102.5%, tuy nhiên vẫn ở mức khá cao. NIM tăng 33 bps lên mức 3.27% yoy do nhiều lần cắt giảm lãi suất huy động trong năm 2020 và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng từ 17% lên 19.6%

- Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 11%

- Hoạt động đầu tư chứng khoán chuyển từ lỗ 518 tỷ sang lãi 322 tỷ

- Chi phí hoạt động tăng nhẹ 5% do chi phí nhân viên tăng 9.7%. Do tăng trưởng tín dụng tăng mạnh trong quý 4 nên các chi phí cho nhân viên như lương, thưởng cũng phải tăng theo

- Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại giảm mạnh 67% (tương đương giảm tới 1,431 tỷ). Chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể: tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1.16% xuống 0.94%; số dư nợ nhóm 5 giảm 16% yoy; và tổng số dư nợ nhóm 3,4,5 giảm 12%

- Cuối cùng, LNST tăng mạnh 102%
1900.1055