VIC VHM đỡ thị trường, dòng tiền đổ hết vào nhóm chứng khoán, VCB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

VIC VHM ĐỠ THỊ TRƯỜNG, DÒNG TIỀN ĐỔ HẾT VÀO NHÓM CHỨNG KHOÁN
- Vn-Index tăng tốt đầu phiên sáng, đối mặt với áp lực bán lớn và giảm điểm từ cuối phiên sáng, nhưng đã tăng tốt trở lại từ cuối phiên chiều nhờ lực cầu khá mạnh
- Nhìn chung, lực bán là lớn, nhưng lực cầu thậm chí còn lớn hơn
- VIC đẩy chỉ số sau thông tin nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 từ Arcturus. VHM cũng tăng khá tốt
- Dòng tiền dường như đổ hết vào nhóm chứng khoán như VND SSI HCM
- Nhóm vốn hóa lớn cũng tăng khá tốt khi có tới 24 mã trong Vn30 tăng giá
- Dòng tiền có lẽ đang mạnh hơn dự kiến. Tuy nhiên, mua tại vùng giá cao như hiện tại sẽ gặp rủi ro rất lớn. Nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi mua vào khi thị trường điều chỉnh sâu hơn.
- Thanh khoản tăng: 13.3% cao hơn trung bình 20 phiên, và 11% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại mua ròng, họ mua nhiều SSI MBB VHM STB HDB, và bán ra nhiều VIC
Điểm tin hàng ngày      

- Trung Quốc mạnh tay giảm sản lượng thép, giá quặng sắt lao dốc
Giá quặng sắt tại cảng Thiên Tân, Trung Quốc trong ngày 2/8 giảm 14,5% so với ngày 1/8. Giá quặng sắt lao dốc gần đây có thể chỉ là sự khởi đầu của sự sụt giảm trong những tháng còn lại của năm nay.

- PLX: ENEOS Corporation muốn nâng sở hữu tại Petrolimex lên 13,5%
Tập đoàn năng lượng của Nhật Bản muốn mua 8 triệu cổ phiếu PLX, qua đó nâng sở hữu trực tiếp lên gần 5,5%. Ngoài ra, ENEOS Việt Nam - công ty con của tập đoàn Nhật cũng đang giữ 8% vốn Petrolimex. Đây có thể là động lực tăng giá ngắn hạn cho cổ phiếu PLX.

- VIC: Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc xin mRNA phòng COVID-19
Theo thỏa thuận, Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) sẽ tiến hành sản xuất vắc xin phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vắc xin ARCT-154 của Arcturus), với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và Chính phủ Việt Nam.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Mã: VCB
Giá cổ phiếu hiện tại         98,800
PE hiện tại         17.0
Vốn hóa (tỷ)         359,761
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 39,178   45,730 48,998 54,517
yoy 33.2%   16.7% 7.1% 11.3%
LNST 14,606   18,511 18,451 22,589
yoy 60.7%   26.7% -0.3% 22.4%
Tỷ suất LNST 37.3%   40.5% 37.7% 41.4%
EPS 3,334   4,326 4,333 6,090
P/E 30.0   23.1 23.1 16.2
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2/2021: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng 37.3%. Tín dụng tăng trưởng cao ở mức 5.74% qoq và tăng 19% yoy. Trong khi đó, huy động tăng thấp hơn ở mức 2.51% qoq và 7.51% yoy. Do đó, tỷ lệ LDR tăng từ 81.4% lên 87.7%. Hệ số NIM tăng 66 điểm cơ bản yoy lên mức 3.49% nhờ 1) Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 28.8% lên 33.2% yoy, và 2) Nhiều lần cắt giảm lãi suất huy động trong 1 năm qua

- Thu nhập dịch vụ giảm 63% do không còn ghi nhận khoản phí bancassurance từ FWD trong quý 2/2021

- Chi phí hoạt động tăng 52% do chi phí quản lý công vụ đột nhiên tăng tới 920% (tương đương tăng 1,450 tỷ) chưa rõ lý do

- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 74%. Chất lượng tài sản có dấu hiệu giảm khi mà 1) Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.62% lên 0.74%; 2) Số dư nợ nhóm 5 tăng 19.6%, và tổng số dư nợ nhóm 3,4,5 tăng 31.3% (đều cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng 9.8% ytd). Lý do có thể là từ đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4 khiến cho nợ xấu tăng cao

- Cuối cùng, LNST giảm 14.2%, dù hoạt động tín dụng vẫn tăng trưởng tốt, tuy nhiên chi phí hoạt động và dự phòng lại tăng bất thường
1900.1055