Rung lắc quanh ngưỡng 1,000 điểm, BVH - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

RUNG LẮC QUANH NGƯỠNG 1,000 ĐIỂM
- Vn-Index biến động quanh ngưỡng 1,000 điểm: tăng điểm vượt ngưỡng 1,000 điểm trong phiên sáng; giảm xuống dưới 1,000 điểm đầu phiên chiều; tiếp tục tăng trở lại vượt 1,000 điểm cuối phiên chiều; nhưng rồi lại đóng cửa dưới 1,000 điểm trong phiên ATC
- Vài mã vốn hóa lớn như VCB VIC VPB BID tiếp tục đẩy chỉ số dù số lượng mã giảm điểm lớn hơn số mã tăng điểm
- Điểm nhấn: HPG giảm mạnh với thanh khoản tăng đột biến sau tin quỹ PENM sẽ thoái toàn bộ vốn tại HPG. Tổng giá trị giao dịch tại HPG bằng 20.5% giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE.
- Thanh khoản gỉam: 33.2% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 10% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng sau 5 phiên liên tiếp mua ròng, tập trung bán HPG (182 tỷ)
Bản tin hàng ngày      

- Thị trường M&A Việt Nam có thể hồi phục hình chữ V, đạt 7 tỷ USD vào 2022
Giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 ước đạt 3,5 tỷ USD, chỉ bằng 48,6% so với năm 2019. CMAC Institue dự báo thị trường M&A hậu Covid-19 sẽ có sức bật và hồi phục theo mô hình chữ V: phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021, và đạt 7 tỷ USD vào năm 2022.

- HPG: Quỹ PENM đăng ký bán toàn bộ 76,5 triệu cổ phiếu HPG
Quỹ PENM III liên quan thành viên HĐQT - Ông Hans Christan đăng ký bán toàn bộ 76,5 triệu cổ phiếu đang nắm giữ, tương đương tỷ lệ sở hữu 2.31%.

- CTG: 1 tỷ cổ phiếu VietinBank có thể lên sàn tháng 12
CTG đã được chấp thuận chia cổ tức bằng cổ phiếu và sẽ thanh toán vào tháng 12 hoặc muộn nhất vào quý I năm sau. Về dài hạn, VietinBank ước tính sẽ phát hành vốn cho một hoặc nhiều nhà đầu tư chiến lược trong nước và dài hạn hơn cho một nhà đầu tư nước ngoài lớn, theo lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống 51% đến năm 2025. CTG có kế hoạch giảm nợ xấu xuống dưới 1,5% tổng dư nợ cho vay vào cuối năm 2020.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tập đoàn Bảo Việt - Mã: BVH
Giá cổ phiếu tại ngày 25/11/2020       55,200
PE hiện tại         32.1
Vốn hóa (tỷ)         41,422
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 23,368   28,327 32,730 35,387
yoy 25.1%   21.2% 15.5% 8.1%
LNST 1,555   1,114 1,188 1,177
yoy 39%   -28.3% 6.6% -0.9%
Tỷ suất LNST 6.7%   3.9% 3.6% 3.3%
EPS 2,286   1,590 1,689 1,586
P/E 34.3   49.4 35.8 34.8
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2020: TRUNG LẬP

- Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng 4.3% yoy: Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 11.6% yoy, và doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ giảm -12.1% yoy. Như vậy, tốc độ tăng trưởng đang giảm xuống v ì áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, rất nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ đẩy mạnh hoạt động trong 3 năm qua thông qua việc hợp tác với các ngân hàng để bán bảo hiểm (bancassurance)
- Tỷ lệ bồi thường tăng từ 82.5% lên 86.6%, chủ yếu do trích lập dự phòng toán học tăng mạnh 33.4%
- Như vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn lỗ 545 tỷ, tăng 118% so với mức lỗ 250 tỷ cùng kỳ
- Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính tăng 32.2% nhờ: 1) Hoàn nhập dự phòng đầu tư 110 tỷ trong Q3/2020 cho MBB (20 tỷ), POW (14 tỷ), VSC (11 tỷ), VNR (8,4 tỷ) và VGC (7,3 tỷ); 2) Chi phí giao dịch repo trái phiếu thấp hơn: lãi suất repo giảm 80-250 bps yoy, do đó, chi phí lãi đối với giao dịch repo trái phiếu giảm 32,4% yoy; và 3) Gia tăng tỷ trọng vào trái phiếu doanh nghiệp: số dư trái phiếu doanh nghiệp tăng 49% qoq lên 6,2K tỷ (chiếm 5% tổng danh mục đầu tư).
- Chi phí quản lý tăng 6.1%, chủ yếu do chi phí nhân sự tăng 32.9%. Chi phí nhân sự chiếm tới 64.5% tổng chi phí quản lý
- Cuối cùng, lợi nhuận thuần tăng 30.3%, chủ yếu nhờ doanh thu tài chính tăng mạnh
1900.1055