Nhóm bất động sản bùng nổ, đã có dấu hiệu thị trường qua đáy, TCB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

NHÓM BẤT ĐỘNG SẢN BÙNG NỔ, ĐÃ CÓ DẤU HIỆU THỊ TRƯỜNG QUA ĐÁY
- Vn-Index tăng mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt phiên giao dịch
- Nhóm bất động sản bùng nổ, nhiều mã thậm chí tăng trần như KDH CRE CEO IJC SCR BCM SZC
- Số lượng mã tăng điểm chiếm áp đảo, dòng tiền lan tỏa ở rất nhiều nhóm ngành
- Nhóm tăng tốt khác có thủy sản, xây dựng, ngân hàng, săm lốp, chứng khoán, và dầu khí
- Vn-Index đã có những dấu hiệu tạo đáy, và vùng 1,240 điểm có lẽ đã xác nhận là vùng đáy của đợt giảm lần này: nhiều cổ phiếu đã hình thành được mô hình đảo chiều W với giá hiện tại cao hơn đỉnh của W. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên quá vội vã mua vào cổ phiếu trong phiên tăng. Áp lực bán chắc chắn sẽ gia tăng khi Vn-Index tăng điểm do nhiều nhà đầu tư chạm ngưỡng hòa vốn và sẽ bán ra. Nhà đầu tư nên chờ đợi nhịp điều chỉnh trong 2-3 phiên tới, vùng mua vào hợp lý có lẽ khoảng tầm 1,280 điểm
- Thanh khoản tăng: 23.9% thấp hơn trung bình 20 phiên, nhưng 18.7% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại bán ròng khá mạnh, họ mua nhiều VNM NVL, và bán ra nhiều VIC KDH MSB SSI CTG
Điểm tin hàng ngày      

- Giá dầu tăng hơn 4% bất chấp tồn kho ở Mỹ đi lên
Giá dầu Brent tăng 4,2%, lên 72,23 USD/thùng, và giá dầu WTI tăng 4,6%, lên 70,3 USD/thùng. Giá dầu đang trên đà phục hồi sau khi lao dốc khoảng 7% hôm 19/7, sau khi OPEC+ nhất trí tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng, từ tháng 8 đến tháng 12.

- VEPR hạ đến 1,5% dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay
Trường hợp khi dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý 3/2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý 2/2022, VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay sẽ ở mức 4,5 - 5,1% do quá trình sản xuất của các doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn khá nghiêm trọng



 

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Mã: TCB
Giá cổ phiếu hiện tại         51,100
PE hiện tại         12.6
Vốn hóa (tỷ)         179,818
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 18,350   21,068 27,042 29,347
yoy 11.5%   14.8% 28.4% 8.5%
LNST 8,463   10,075 12,325 16,850
yoy 31.3%   19.1% 22.3% 36.7%
Tỷ suất LNST 46.1%   47.8% 45.6% 57.4%
EPS 2,412   2,872 3,510 4,713
P/E 19.1   16.0 13.1 10.8
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2/2021: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng tới 67.2% nhờ tín dụng tăng mạnh 5.8% qoq và tăng tới 35.5% yoy, và NIM tăng lên mức cao nhất lịch sử là 5.9%, tăng tới 158 bps yoy. NIM tăng mạnh nhờ: 1) Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 34.4% lên 46.1%; và 2) Nhiều lần cắt giảm lãi suất trong 1 năm qua. Trong khi đó, huy động lại chỉ tăng 0.7% qoq và tăng 15.6% yoy. Do đó, tỷ lệ LDR tăng lên 108.4%
- Thu nhập dịch vụ tăng 23.9% nhờ đẩy mạnh các dịch vụ ngoài phí như dịch vụ thẻ, bancassurance, và dịch vụ thanh toán. Đây cũng là xu thế chung của ngành ngân hàng trong 2,3 năm qua
- Hoạt động đầu tư chứng khoán tăng 136% do TCB bán 1 số trái phiếu trong kỳ, số dư chứng khoán kinh doanh đã giảm ~2,000 tỷ trong quý 2.
- Chi phí hoạt động 47%, hầu hết các chi phí đều tăng, trong đó chi phí nhân viên tăng 44%, số lượng nhân viên tăng trung bình 6.4% và lương nhân viên cũng tăng 22.2% lên mức là 44 triệu VND/người/tháng
- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 36%, chất lượng tài sản được cải thiện rõ rệt và có thể nói đứng đầu hệ thống ngân hàng: tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 0.36%, và số dư nợ nhóm 3,4,5 đều giảm lần lượt 5%, 5%, và 38% (trong bối cảnh tín dụng vẫn tăng trưởng 13% ytd)
- Nhờ đó, LNST tăng 67%: lợi nhuận tăng cao và chất lượng tài sản lại được cải thiện
1900.1055