Hồi phục tốt sau phiên giảm mạnh hôm qua, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng, HBC - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

HỒI PHỤC TỐT SAU PHIÊN GIẢM MẠNH HÔM QUA, KHỐI NGOẠI VẪN TIẾP TỤC BÁN RÒNG

- Thị trường tăng điểm trong suốt phiên. Tâm lý nhà đầu tư có vẻ đã ổn định trở lại, khiến thị trường tăng điểm ngay từ đầu phiên.
- Hầu hết cổ phiếu tăng điểm, 1 số cổ phiếu khác dù giảm điểm nhưng cũng chỉ giảm nhẹ
- VIC/VHM/VCB/GAS đóng góp tới 46% vào mức tăng của Index
- Thanh khoản giảm: 44% cao hơn trung bình 20 phiên, nhưng 3.4% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại bán ròng tập trung vào VNM (67 tỷ) VJC (53 tỷ) NBB (39 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 01/03/2019

- PMI Trung Quốc trong tháng 2 tiếp tục giảm xuống 49.2 điểm từ mức 49.5 điểm trong tháng 1, thấp nhất 3 năm. Như vậy, Trung Quốc đã có 2 tháng liên tiếp có mức PMI dưới 50 điểm, mức suy giảm sản xuất.

- PMI lĩnh vực sản xuất Việt Nam tháng 2 đạt 51,2 điểm, giảm tháng thứ 3 liên tiếp và thấp nhất kể từ tháng 3/2016. Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn ngưỡng 50 điểm.
-  NHNN nâng mạnh tỷ giá trung tâm thêm 8 đồng, lên 22.923 VND/USD. Trần tỷ giá tại NHTM hiện là 23.610 đồng.

HBC (Xây dựng Hòa Bình) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cập nhật kết quả kinh doanh 2018: KÉM KHẢ QUAN
- Doanh thu tăng 13.8%, nhưng lợi nhuận gộp chỉ tăng 0.4% do biên lợi nhuận gộp giảm từ 10.5% xuống còn 9.3% do giá nguyên vật liệu tăng trong năm 2018.
- Chi phí tài chính thuần tăng từ 147 tỷ lên 267 tỷ do chi phí lãi vay tăng
- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 20% do doanh thu tăng và trích lập dự phòng phải thu khó đòi tăng
- Do đó, lợi nhuận thuần giảm 26%
- Tình hình tài chính vẫn Kém Khả Quan do 1) số dư nợ vay lớn 4,340 tỷ, 2) số dư phải thu lớn là 11,104 tỷ (chiếm tới 70% tổng tài sản), nợ xấu thực sự là rủi ro lớn với HBC, và 3) dòng tiền từ sản xuất kinh doanh âm.

Mô hình kinh doanh:
- Hòa Bình là doanh nghiệp xây dựng niêm yết lớn thứ 2 trên sàn. 
- Xây dựng chiếm 100% tổng doanh thu. Trong đó, ~35.1% từ xây TTTM và cao ốc văn phòng, 33.6% từ nhà ở, 17.7% từ xây khách sạn và resort, và 7.7% từ xây dựng hạ tầng.
- Cơ cấu lợi nhuận: nguyên vật liệu và chi phí nhân công chiếm lần lượt 65% và 20% tổng chi phí, do đó, biến động giá nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới biên lợi nhuận gộp, dù rằng HBC có thể thay đổi giá hợp đồng đôi chút để giảm bớt ảnh hưởng.
- Miền Nam là địa bàn hoạt động kinh doanh chính của HBC
- Hòa Bình đã tham gia triển khai mô hình Tổng thầu Design & Build (Thiết kế & Xây dựng) để tăng biên lợi nhuận gộp.

Triển vọng doanh nghiệp: TRUNG LẬP
- Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng sau 9 tháng 2018 là 8.36%, chỉ ngang bằng cùng kỳ năm 2017.
- Tổng giá trị hợp đồng ký mới năm 2018 là 23,000 tỷ (tăng 23.4%), theo đó giá trị hợp đồng đã ký nhưng chưa triển khai xây dựng chuyển qua 2019 là 24,538 tỷ (tăng 28.8%). Điều này giúp HBC có mức tăng trưởng doanh thu tốt trong tương lai.
- Một số dự án xây dựng lớn mà HBC sẽ triển khai trong năm 2019 là: khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (3,000 tỷ), Imperia Sky Garden (2,600 tỷ), Times Garden (2,000 tỷ), Aeon Mall Hà Đông (2,053 tỷ)...
- Ngoài ra, giá nguyên vật liệu (đặc biệt là giá thép) đã giảm trong 6 tháng qua do giá thế giới giảm, nguyên nhân là Trung Quốc suy thoái khiến nhu cầu từ nước này cũng giảm theo. Do đó, biên LN gộp của HBC có thể sẽ tăng trong năm 2019.
- Tuy nhiên, số dư nợ vay của HBC vẫn rất lớn sẽ tạo ra gánh nặng nợ vay lớn do lãi suất đang tăng nhẹ; và rủi ro tăng chi phí dự phòng cũng là rất lớn.
 

1900.1055