Hồi phục cuối phiên, dòng tiền tiếp tục luân chuyển, HSG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

HỒI PHỤC CUỐI PHIÊN, DÒNG TIỀN TIẾP TỤC LUÂN CHUYỂN

- Thị trường giảm nhẹ trong phiên sáng, nhưng đã hồi phục trở lại trong phiên chiều.
- Dòng tiền tiếp tục ở lại thị trường và quay vòng sang 1 số cổ phiếu khác như PLX PVD REE. Hầu hết cổ phiếu vẫn đang trong nhịp điều chỉnh để vượt ngưỡng kháng cự 1,000 điểm
- Nhóm cổ phiếu khiến thị trường giảm điểm là VNM NVL VCB, ngược lại, nhóm giúp thị trường tăng điểm là VHM PLX VIC MSN
- Thanh khoản giảm: 2% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 23% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại quay mua ròng, tập trung vào E1VFVN30 (51 tỷ) PLX (27 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 6/3/2019

- Chứng khoán Trung Quốc 'đang trên đà tăng không thể kiểm soát': Shanghai Composite đã tăng 25% trong năm 2019

- Chính phủ phê duyệt đề án 'Cơ cấu lại TTCK': nới biên độ trong ngày, nghiên cứu cho vay chứng khoán, và hạn chót 2020, 100% ngân hàng phải lên sàn (trong đó có Agribank - ngân hàng lớn nhất Việt Nam).
- Forbes: Việt Nam có 5 tỷ phú là Ông Phạm Nhật Vượng (VIC), Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (VJC), Ông Trần Bá Dương (Thaco), Ông Nguyễn Đăng Quang (MSN), và Ông Hồ Hùng Anh (TCB)

HSG (Tập đoàn Hòa Sen) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cập nhật kết quả kinh doanh 2018: KÉM KHẢ QUAN
- Doanh thu tăng 31.7% nhưng lợi nhuận gộp lại giảm 10% do giá HRC tăng mạnh. Tỷ suất LN gộp giảm từ 16.9% còn 11.5%
- Lỗ tài chính thuần tăng từ 535 tỷ lên 791 tỷ do chi phí lãi vay tăng gấp đôi từ 482 tỷ lên 812 tỷ
- Chi phí bán hàng và quản lý cũng tăng 17.2% do doanh thu tăng
- Do đó, LN thuần giảm tới 69.3%
- Tình hình tài chính vẫn Kém Khả Quan do số dư tiền thấp, và số dư nợ vay rất lớn là 14,340 tỷ (chiếm 67.5% tổng tài sản).

Mô hình kinh doanh:
- Tôn Hoa Sen là doanh nghiệp dẫn đầu ngành Tôn mạ, chiếm thị phần 33.1%, nhưng đang sụt giảm so với 37.5% năm 2015 do nhiều đối thủ mới gia nhập ngành và các đối thủ cũ cũng mở rộng sản xuất kinh doanh như NKG, Tôn Đông Á. Áp lực cạnh tranh ngành đang rất lớn khiến giá bán giảm nhẹ.
- Tôn mạ chiếm ~74% doanh thu, và ống thép xây dựng chiếm ~23% doanh thu. 
- Mạng lưới phân phối của HSG rất rộng với trên 500 chi nhánh. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là, cácchi nhánh này đều do HSG trực tiếp kiểm soát, do đó, chi phí duy trì lớn, số dư tồn kho cao, và yêu cầu quản lý là rất lớn.
- Nguyên vật liệu (chủ yếu là HRC) chiếm tới 78.4% tổng chi phí và hoàn toàn phải nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản…Do đó, giá HRC ảnh hưởng lớn tới biên LN của HSG.
- HSG thực hiện đầu cơ tích trữ nguyên liệu thép cán nóng nên biên LN bất ổn qua các năm.
- HSG đầu tư rất mạnh trong 2 năm qua để mở rộng  công suất. Tổng công suất vào năm 2018 đã lên tới 2.2 triệu tấn Tôn mạ và 1.2 triệu tấn thép ống.

Tiềm năng trong tương lai: KÉM KHẢ QUAN
- Sản lượng tăng trưởng 8-10% do mức tăng trưởng chung của ngành. 65% sản lượng được bán nội địa và phần còn lại xuất khẩu.
- Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của HSG là giá nguyên vật liệu (HRC). Giá HRC đã tăng 33% năm 2018 và đã tăng tiếp 21.6% đến ngày 6/3/2019, sẽ khiến biên LN gộp của HSG giảm mạnh.
- Ngoài ra, chi phí tài chính sẽ tăng do số dư nợ vay lớn cho đầu tư. Chi phí khấu hao cũng tăng mạnh 50%. Chi phí bán hàng cũng tăng 30% do việc mở rộng chi nhánh.
- Giá cổ phiếu cũng đã tăng 64% từ đáy
- HSG đã lên kế hoạch phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu để tăng vốn thêm 1,000 tỷ, bổ sung vào vốn lưu động.
- Động lực chính cho HSG là việc Bộ công thương sẽ sớm công bố các mức thuế chống bán phá giá đối với thép có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Dự kiến mức thuế sẽ là 19.25% từ Hàn Quốc và 25.5% từ Trung Quốc.
 

1900.1055