Dòng tiền luân chuyển sang nhóm ngân hàng, cổ phiếu đã tăng mạnh điều chỉnh, MWG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

DÒNG TIỀN LUÂN CHUYỂN SANG NHÓM NGÂN HÀNG, CỔ PHIẾU ĐÃ TĂNG MẠNH ĐIỀU CHỈNH

- Index tăng liên tục phiên sáng, nhưng đã giảm dần trong phiên chiều
- Dòng tiền tập trung vào nhóm ngân hàng, trong khí đó nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh gần đây như VIC VHM MSN BID đối mặt với áp lực điều chỉnh mạnh
- Lực bán sẽ còn tiếp tục mạnh hơn trong phiên tới do Index đang ở vùng kháng cự mạnh tại 1,000 điểm
- Thanh khoản tiếp tục tăng: 60% cao hơn trung bình 20 phiên, và 8% cao hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng phiên thứ 11 liên tiếp, tập trung vào VNM (60 tỷ) MSN (39 tỷ) SSI (37 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 22/2/2019

- Fed phát tín hiệu sẽ không mềm mỏng về chính sách tiền tệ như cân nhắc trước đó: lãi suất tăng ít nhất một lần nữa trong 2019.
- Trung Quốc đề xuất mua thêm 30 tỷ hàng nông nghiệp của Mỹ

-  Hệ số CAR tại các ngân hàng có vốn Nhà nước đã giảm về còn 9,33%, gần sát về mức tối thiểu 9% theo chuẩn Basel cũ.
- Chủ tịch Dragon Capital đề xuất nới room ngân hàng từ 30% lên 49%

MWG (Thế giới di động) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cập nhật kết quả kinh doanh 2018:
- Doanh thu và lợi nhuận gộp tăng trưởng lần lượt 30% và 36%,trong đó, mảng “Thế Giới Di Động” giảm nhẹ 0.3%, mảng  “Điện Máy Xanh” tăng 56.2%, và mảng “Bách Hóa Xanh” tăng 275%
- Chi phí tài chính tăng 100 tỷ do chi phí lãi vay tăng
- Chi phí bán hàng và quản lý tăng 36.6% do doanh thu tăng. Theo đó, LNST tăng trưởng 31%.
- Tình hình tài chính vẫn rất Khả quan do số dư tiền lớn là ~3,800 tỷ;và hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra dòng tiền dương lớn ~2,250 tỷ. Mặc dù vậy,  số dư nợ vay cũng khá lớn là ~7,050 tỷ và số dư tồn kho tăng mạnh ~5,000 tỷ do MWG mở rộng số lượng cửa hàng, nhưng cũng chưa tạo ra rủi ro tài chính đáng kể cho MWG.

Mô hình kinh doanh:
- MWG là công ty bán lẻ hoạt động ở 2 mảng chính: “Thế Giới Di Động” (bán điện thoại) và “Điện Máy Xanh” (bán đồ điện tử) với cơ cấu doanh thu là 40% và 55%. Ngoài ra, MWG đang phát triển mạnh mẽ mảng “Bách Hóa Xanh” (bán hàng tiêu dùng) và định hướng sẽ là tương lai của MWG, hiện chiếm ~5% doanh thu. MWG cũng hoạt động ở 1 số lĩnh vực nhỏ khác như: phân phối dược phẩm…đều đang trong giai đoạn thử nghiệm.
- MWG là DN bán lẻ đầu ngành với 45% thị phần bán lẻ điện thoại và 35% thị phần phân phối sản phẩm điện tử.
- MWG hiện sở hữu 1,032 cửa hàng phân phối điện thoại di động, ~750 cửa hàng phân phối đồ điện tử và ~405 cửa hàng trong chuỗi “Bách Hóa Xanh” phân phối hàng tiêu dùng.
- Mảng “Bách Hóa Xanh” được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng chính của MWG từ năm 2021: sau giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, hiện MWG đã bắt đầu cho kết quả hết sức tích cực do những đánh giá đúng đắn hơn trong việc tìm vị trí cửa hàng, mô hình bày bán và hàng hóa tồn kho sau quá trình thử nghiệm. 

Tiềm năng doanh nghiệp: KHẢ QUAN
- Động lực chính cho tăng trưởng của MWG đến từ tiềm năng rất lớn của ngành bán lẻ VN: dân số đông ~97 triệu dân, cơ cấu dân số vàng (trong đó tỷ lệ dân số độ tuổi từ 24-44 là 32.7%, cao nhất Đông Nam Á), tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh ~35%/năm, và số lượng tầng lớp trung lưu tăng mạnh.
- Kỳ vọng tăng trưởng các mảng hoạt động:
+ Mảng“Thế Giới Di Động” đã bão hòa nên tăng trưởng thấp ~3%/năm 
+ Mảng “Điện Máy Xanh” vẫn có mức tăng trưởng cao là 30%/năm dù tốc độ tăng trưởng đang giảm dần qua các năm: số lượng cửa hàng tăng từ 750 lên ~900, và doanh thu bình quân mỗi cửa hàng tăng trưởng ~10%
+ Mảng “Bách Hóa Xanh” tăng trưởng rất cao 150% và sẽ là động lực tăng trưởng cho MWG trong các năm tới do mới ở giai đoạn đầu phát triển: động lực từ việc liên tục mở rộng số lượng cửa hàng từ 405 lên ~700, và doanh thu bình quân mỗi cửa hàng cũng tăng trưởng ~60%/năm.
- Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng từ mức 15.9% lên 20% do Mảng “Bách Hóa Xanh” với chi phí cố định lớn đã qua được điểm hòa vốn.
 

1900.1055