Biến động khá mạnh, nhưng thanh khoản suy giảm, BID - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

BIẾN ĐỘNG KHÁ MẠNH, NHƯNG THANH KHOẢN SUY GIẢM
- Vn-Index biến động khá mạnh quanh ngưỡng tham chiếu trong suốt ngày giao dịch. Đã có thời điểm Vn-Index giảm tới -12 điểm
- Số lượng mã tăng điểm và giảm điểm khá cân bằng
- VIC đóng góp lớn nhất vào chiều giảm
- Nhóm tăng tốt là chứng khoán, công nghệ, và săm lốp; trong khi đó dường như không có nhóm nào giảm quá 1%
- Điểm nhấn: VGC giảm sàn do đã tăng giá quá cao
- Phiên biến động với thanh khoản thấp hôm nay hoàn toàn là điều chỉnh kỹ thuật. Nhiều nhà đầu tư đã có lãi khá trong nhịp bắt đáy vài phiên trước, do đó, họ sẵn sàng bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận
- Thanh khoản giảm mạnh: 28.2% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 18.3% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng mạnh 7 phiên liên tiếp, tập trung mua FUEVFVND (284 tỷ) VHM (129 tỷ) VNM (64 tỷ), nhưng họ cũng bán mạnh POW (-85 tỷ) STB (-42 tỷ)
Điểm tin hàng ngày      

- Ngân hàng Nhà nước bơm thêm 4.850 tỷ, nới thời gian hỗ trợ
Cụ thể, NHNN đã bơm thêm 4.850,4 tỷ đồng, kỳ hạn được nới từ 7 ngày lên 14 ngày (tức đáo hạn sau Tết Nguyên đán), và lãi suất vẫn giữ nguyên 2,5%/năm.

- Lạc quan về khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2021
Tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, lãnh đạo nhiều ngân hàng vẫn lạc quan về khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2021. Tín dụng có thể tăng 15 - 17%. Chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ diễn ra trên toàn cầu. Xu hướng lãi suất rẻ sẽ tiếp tục để kích thích sự phát triển nền kinh tế.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Mã: BID
Giá cổ phiếu tại ngày 04/02/2021       41,500
PE hiện tại         19.4
Vốn hóa (tỷ)         166,310
           
Tỷ VND 2017A   2018A 2019A 2020F
Doanh thu 39,016   44,483 48,121 50,034
yoy 28.2%   14.0% 8.2% 4.0%
LNST 6,787   7,358 8,368 7,137
yoy 51%   8.4% 13.7% -14.7%
Tỷ suất LNST 17.4%   16.5% 17.4% 14.3%
EPS 1,463   1,642 2,163 1,774
P/E 22.7   20.2 21.1 23.4
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 4/2020: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng 10%. Tín dụng và huy động đều tăng đột biến ở mức 6% và 7.1% trong quý 4. Tuy nhiên, cho cả năm 2020, tín dụng và huy động vẫn chỉ tăng khá thấp là 8.7% và 10.1%; thấp hơn khá nhiều so với mức tăng của năm 2019. NIM chỉ tăng nhẹ 19 bps yoy nhờ nhiều lần cắt giảm lãi suất huy động trong năm 2020 và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng từ 17.3% lên 18.6%.
- Thu nhập từ dịch vụ tăng 28%
- Thu nhập khác tăng 29% nhờ hoạt động thu hồi nợ được đẩy mạnh trở lại trong quý 4, sau khi đã giảm 22% trong 9 tháng đầu năm 2020 do tác động của Covid-19
- Chi phí hoạt động giảm 3% yoy do chi phí nhân viên giảm 7.8%. Theo chỉ đạo từ NHNN, BID đã chủ động giảm chi phí nhân viên để cắt giảm lãi vay, hỗ trợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Chi phí nhân viên chiếm 57% tổng chi phí hoạt động.
- Đặc biệt, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới 93% (tương đương tăng 3,375 tỷ). Chất lượng tài sản giảm nhẹ: tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ 1.74% lên 1.76%; số dư nợ nhóm 5 tăng mạnh 45.5% (tổng dư nợ chỉ tăng 8.7%)
- Cuối cùng, LNST giảm 43%
1900.1055