Bất chấp nguy cơ tăng lãi suất từ Fed, thị trường vẫn đóng cửa trong sắc xanh, PVD - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

BẤT CHẤP NGUY CƠ TĂNG LÃI SUẤT TỪ FED, THỊ TRƯỜNG VẪN ĐÓNG CỬA TRONG SẮC XANH
- Thị trường mở cửa bị bán tháo sau bài phát biểu về khả năng tăng lãi suất từ 2023 của Fed, tuy nhiên đã hồi phục mỗi lúc 1 cao hơn trong suốt thời gian còn lại
- Nhóm chứng khoán hồi phục khá tốt sau khi đã giảm mạnh trong ngày hôm qua
- Dòng tiền tập trung vào nhóm vốn hóa vừa như bất động sản khu công nghiệp, dệt may, săm lốp, và dầu khí do giá dầu thế giới tăng
- Điểm nhấn: có tới 20 mã tăng trần như SBT ROS FLC AAA ANV
- Tuy nhiên, nhóm ngân hàng - có vốn hóa lớn nhất trên sàn lại có dấu hiệu suy yếu: nhiều cổ phiếu đã giảm xuống dưới ngưỡng MA20 như SHB TPB CTG HDB VPB, và phiên hồi phục hôm nay lại với thanh khoản thấp cho thấy hồi phục là nhờ lực bán giảm chứ không phải nhờ lực mua mạnh lên
- Vn-Index sẽ khó có thể tăng mạnh trong ngắn hạn do sự suy yếu của nhóm ngân hàng. Kịch bản khả dĩ nhất có lẽ là đi ngang trong vùng 1,350-1,370 ít nhất vài ngày để có được sự tích lũy cần thiết
- Thanh khoản giảm: 13.7% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 8.8% thấp hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tập trung bán HPG CTG MBB, tuy nhiên họ cũng mua mạnh VCB VRE VNM VHM
Bản tin hàng ngày      

- Fed cân nhắc tăng lãi suất từ năm 2023, điều chỉnh lạm phát kỳ vọng
Fed quyết định giữ lãi suất cận 0% sau cuộc họp chính sách trong hai ngày 15 - 16/6. Ngân hàng trung ương Mỹ nâng lạm phát kỳ vọng năm nay lên 3,4% và vẫn cho rằng áp lực lạm phát hiện tại chỉ là "tạm thời". Tuy nhiên, các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ ám chỉ có thể tăng lãi suất 2 lần vào năm 2023. Đây sẽ là thông tin kém tích cực cho TTCK do lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng tới định giá cổ phiếu, và dòng tiền chảy vào chứng khoán cũng giảm.

- Sẽ nới room tín dụng cho các ngân hàng hết chỉ tiêu
NHNN hiện đang tiếp nhận và xử lý đề xuất liên quan tới nới, cấp thêm "room" tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) đã sử dụng hết chỉ tiêu.

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí - Mã: PVD
Giá cổ phiếu         23,600
PE hiện tại         51.7
Vốn hóa (tỷ)         9,644
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 5,500   4,368 5,229 5,258
yoy 78.0%   -20.6% 19.7% 0.6%
LNST 197   184 186 331
yoy 335%   -6.3% 1.1% 77.5%
Tỷ suất LNST 3.6%   4.2% 3.6% 6.3%
EPS 513   438 442 786
P/E 44.6   52.3 51.8 30.0
Nguồn: FiinPro
Cập nhật thông tin: TRUNG LẬP

- Kết quả kinh doanh quý 1 kém tích cực: doanh thu giảm 67% và lỗ 103 tỷ
+ Giá thuê ngày trung bình giàn JU giảm 9% yoy (trung bình 55.000 USD/ngày so với 60.000 USD/ ngày vào năm ngoái) do nhu cầu thấp do chịu tác động từ Covid-19
+ Hiệu suất hoạt động chỉ đạt 52% so với 100% đội tàu làm việc tại Malaysia trong quý 1/2020. Các hợp đồng cho thuê giàn khoan đã hoàn thành và vẫn phải chờ đợi dự án tiếp theo trong Q2/2021. Cụ thể: 1) PVD I đã hoàn thành khoan cho Hibicus tại Malaysia trong tháng 9/2020 và chờ khoan cho Cửu Long JOC tại Block 15.1 từ tháng 4- tháng 9/2021; 2) PVD III đã kết thúc hợp đồng với Kris Energy Campuchia) trong tháng 2/2021 và sẽ khoan cho Vietsopetro từ tháng 4 đến tháng 9
+ Ngoài ra, PVD không có giàn khoan thuê ngoài nào trong Q1/2021, so với trung bình 2,37 giàn thuê ngoài trong Q1/2020.

- Khách hàng Kris Energy tuyên bố phá sản
Ngày 4/6/2021, Kris Energy (Singapore) đã đệ đơn xin phá sản. Hết quý 1/2021, PVD có 107 tỷ khoản phải thu đối với Kris Energy. Nhiều khả năng, PVD sẽ phải trích lập khoản dự phòng này ngay trong quý 2/2021 do đây là quý phải thực hiện báo cáo kiểm toán (kiểm toán chắc chắn sẽ yêu cầu PVD phải trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản phải thu này). Nếu điều đó thực sự xảy ra, nhiều khả năng PVD sẽ có lợi nhuận kiểm toán âm cho nửa đầu năm 2021 và bị loại khỏi danh mục cho vay margin của tất cả các công ty chứng khoán
1900.1055