Áp lực bán tiếp tục lớn, thị trường vẫn trụ vững, SBT - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ÁP LỰC BÁN TIẾP TỤC LỚN, THỊ TRƯỜNG VẪN TRỤ VỮNG

- Áp lực bán tiếp tục lớn suốt phiên, tuy nhiên, thị trường vẫn khá vững trước ngưỡng 1,000 điểm
- Điểm nhấn giao dịch trong ngày: HPG giảm gần sàn, và 2 quỹ ETF bán mạnh VIC VHM VNM
- Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những cổ phiếu (BID) vượt ngưỡng kháng cự ngắn hạn, cho thấy uptrend vẫn chưa dừng lại.
- Thanh khoản tăng do 2 quỹ ETF tái cơ cấu: 1.4% thấp hơn trung bình 20 phiên, và 15% thấp hơn ngày giao dịch liền trước.
- Khối ngoại mua ròng, tập trung vào VHM (149 tỷ) VIC (129 tỷ) HPG (116 tỷ) VNM (102 tỷ); nhưng cũng mua mạnh MSN (162 tỷ)

ĐÁNH GIÁ TIN TỨC/SỰ KIỆN NGÀY 15/3/2019

- Mỹ và Trung Quốc sẽ hoãn cuộc gặp của ông Tập và ông Trump ít nhất tới cuối tháng 4
- Bloomberg: Kinh tế thế giới có thể đã thoát giai đoạn tệ nhất nhờ 1) sự giải cứu của các ngân hàng trung ương, 2) chính sách nới lỏng tiền tệ, 3) thương mại khởi sắc, và 4) 1 số triển vọng mới.

- VNM chào mua công khai 46.68% cổ phần GTN với giá 13,000/cổ phiếu
- HPG đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2019 với doanh thu 70,000 tỷ (tăng trưởng 25.4%) và LNST 6,700 tỷ (giảm 22.1%)

SBT (Ctcp Thành Thành Công) - MỖI NGÀY 1 CỔ PHIẾU

Cật nhật kết quả kinh doanh 2018: KÉM KHẢ QUAN
- Doanh thu tăng nhẹ 3.8% nhưng LN gộp giảm mạnh 52% do sản lượng tăng 11% nhưng giá bán lại giảm 15.1%, và đường bán là tồn kho từ niên độ trước có giá vốn rất cao.
- Doanh thu tài chính thuần tăng 40 tỷ do SBT thanh lý 1 khoản đầu tư tài chính, mặc dù chi phí lãi vay tăng mạnh ~60 tỷ.
- Chi phí bán hàng và quản lý chỉ tăng 4.5%, do đó, LNST giảm 37.6%
- Tình hình tài chính vẫn Kém khả quan do số dư tiền thấp ~500 tỷ, số dư nợ vay cao ~4,750 tỷ, phải thu tăng mạnh ~1,000 tỷ, và dòng tiền từ sản xuất kinh doanh âm.

Mô hình kinh doanh:
- Đường chiếm tới 88% doanh thu, các sản phẩm khác là mật rỉ, phân bón, điện… Cho năm tài chính 2018, lợi nhuận của SBT tăng mạnh chủ yếu do tác động từ việc sáp nhập BHS năm 2017.
- NVL đầu vào là mía, 20% SBT tự chủ, còn lại mua của nông dân. Nguyên vật liệu chiếm tới 88% tổng chi phí. 
- SBT sở hữu 9 nhà máy đường với sản lượng mỗi năm ~620K tấn, chiếm ~38% thị phần cả nước (bao gồm cả đường nhập khẩu) hoặc 56% thị phần (nếu không gồm đường nhập khẩu).
- Các kênh tiêu thụ của SBT: B2B 56% doanh thu cho các DN lớn như Pepsi, Coca, VNM…; B2C 13%; thương mại 20%; và xuất khẩu 11%. Địa bàn hoạt động chính là Miền Nam (80% doanh số)  
- Lợi thế của SBT so với cá DN trong nước là chi phí sản xuất thấp do năng suất mía (kg/tấn) cao và giá thu mua mía thấp.

Triển vọng doanh nghiệp: KÉM KHẢ QUAN
- Nhu cầu nội địa tăng trưởng 5%/năm 2019-2023 đến từ ngành thực phẩm, đồ uống và tiêu dung. SBT có thể tăng trưởng sản lượng cao hơn ~30% nhờ vào các lợi thế của mình.
- Tuy nhiên, giá đường thế giới đang trong xu hướng giảm sâu từ đầu năm 2017 tới nay do tình trạng dư cung toàn cầu khiến giá đường VN cũng sẽ chịu áp lực giảm. Giá đường của SBT dự kiến sẽ giảm tiếp 20% trong năm 2019 khiến biên LN gộp giảm mạnh.
- Ngoài ra, hiệp định ATIGA có hiệu lực từ 2020 sẽ khiến thuế nhập khẩu đường giảm từ 80% về 5%, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt từ đường Thái Lan do Thái Lan có chi phí sản xuất thấp hơn VN rất nhiều.
- Lãi suất đang trong xu hướng tăng sẽ khiến chi phí tài chính của SBT tăng cao.
- SBT dự kiến sẽ phát hành 44.5 triệu cp, giá phát hành từ 30,000-45,000/cp, và được ưu đãi cổ tức 5.5%/năm. Tiền có được sẽ dùng để trả nợ và đầu tư vào trang trại mía ở Lào.
 

1900.1055