Áp lực bán tăng mạnh trong phiên chiều, khối ngoại bất ngờ bán ròng 5.6 triệu cổ phiếu SSI, ACB - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ÁP LỰC BÁN TĂNG MẠNH TRONG PHIÊN CHIỀU, KHỐI NGOẠI BẤT NGỜ BÁN RÒNG 5.6 TRIỆU CỔ PHIẾU SSI
- Vn-Index tăng điểm mỗi lúc 1 cao hơn trong phiên sáng, nhưng đã giảm điểm mỗi lúc 1 thấp hơn trong phiên chiều
- Áp lực bán gia tăng mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài và quỹ nội khi Vn-Index chạm vùng kháng cự mạnh tại 1,370 điểm
- Nhóm giảm mạnh nhất là chứng khoán, bất động sản, công nghệ, săm lốp, và thủy sản
- Tuy nhiên, vẫn có nhiều cổ phiếu và nhóm ngành tăng tốt như logistics, bảo hiểm, và dệt may. Số lượng mã giảm điểm chỉ lớn hơn số mã tăng điểm đôi chút
- Áp lực bán tại vùng giá cao là hoàn toàn bình thường. Áp lực bán lớn chủ yếu vào những mã đã tăng mạnh gần đây, dòng tiền vẫn tìm kiếm cơ hội tại nhiều nhóm ngành khác, cho thấy đây chưa phải dấu hiệu phân phối. Phiên giảm hôm nay là cơ hội tốt để mua vào. Nhà đầu tư đã chờ đợi nhịp điều chỉnh lớn này từ khá lâu rồi
- Thanh khoản tăng: 44.9% cao hơn trung bình 20 phiên, và 17.3% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, họ mua nhiều VHM STB PLX, và bán ra nhiều SSI FUEVFVND VCI VIC MBB
Điểm tin hàng ngày      

- Ngân sách Nhà nước thặng dư hơn 101.000 tỷ đồng trong 7 tháng
Ngân sách Trung ương và địa phương đã chi hơn 9.000 tỷ đồng cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 trong 7 tháng vừa qua. Tuy nhiên, số thu từ hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn đạt 323 tỷ đồng, chưa bằng 1% so với kế hoạch mà Thủ tướng giao. Tổng trả nợ của Chính phủ là hơn 233.670 tỷ đồng, chiếm gần 29% tổng chi ngân sách nhà nước.

- Giá quặng sắt thấp nhất hơn 4 tháng, đà giảm vẫn chưa dừng lại
Quặng sắt 62% nhập khẩu vào Trung Quốc, giao ngay tại cảng biển, cũng xuống mức thấp nhất kể từ 2/4, chỉ còn 168,5 USD/tấn. Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc đã giảm tháng thứ tư liên tiếp về khối lượng do Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép nhằm giảm lượng khí phát thải. Giá quặng sắt giảm có thể là thông tin tích cực trong dài hạn cho các công ty thép như HPG

- MSB: sẽ bán 100% vốn công ty tài chính, có thể sớm xin ý kiến cổ đông về bán vốn cho đối tác nước ngoài
Thay vì bán 50% vốn công ty tài chính FCCOM như kế hoạch đã đặt ra, MSB dự kiến bán toàn bộ 100% vốn. Hiện nay có 2-3 đối tác đang làm việc với ngân hàng và thương vụ dự kiến hoàn tất trong năm 2022

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Mã: ACB
Giá cổ phiếu hiện tại         36,000
PE hiện tại         10.2
Vốn hóa (tỷ)         98,216
           
Tỷ VND 2018A   2019A 2020A 2021F
Doanh thu 14,032   16,097 18,161 19,429
yoy 22.7%   14.7% 12.8% 7.0%
LNST 5,137   5,997 7,683 10,000
yoy 400.3%   16.7% 28.1% 30.2%
Tỷ suất LNST 36.6%   37.3% 42.3% 51.5%
EPS 3,999   3,560 3,554 3,701
P/E 6.5   7.2 9.7 9.7
Nguồn: FiinPro
Cập nhật kết quả kinh doanh quý 2/2021: KHẢ QUAN

- Thu nhập lãi thuần tăng mạnh 60.4% nhờ cả NIM và tín dụng đều tăng mạnh. NIM tăng tới 118 điểm cơ bản lên mức 4.46% nhờ 1) Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn - CASA tăng từ 18.1% lên 22.1%; và 2) Nhiều lần cắt giảm lãi suất huy động trong 1 năm qua. Tăng trưởng tín dụng cũng ở mức cao là 5.4% qoq và 20.2% yoy, trong khi đó huy động tăng ở mức thấp hơn là 1.8% qoq và 8.5% yoy. Do đó, hệ số LDR tăng từ 88.2% lên 95.3%.

- Thu nhập dịch vụ tăng 108% nhờ hoạt động bán bảo hiểm bancassurance được thúc đẩy mạnh

- Tuy nhiên, chi phí hoạt động lại giảm 10% do ACB ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, giá trị 220 tỷ. Ngoài ra, các chi phí khác (chi phí nhân sự, chi phí tài sản) cũng được kiểm soát ở mức đi ngang

- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 215.4%, có lẽ do dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều khách hàng rơi vào nợ xấu. Tuy trích lập dự phòng cao, chất lượng tài sản lại có phần suy giảm khi mà: 1) Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.59% lên 0.68%, và 2) Tổng số dư nợ nhóm 3,4,5 tăng 27% (dù tín dụng chỉ tăng 9% ytd)

- Cuối cùng, LNST tăng 68.1%
1900.1055