Áp lực bán lớn trong phiên chiều, nhưng vẫn rất nhiều mã tăng trần, NKG - Mỗi ngày 1 mã cổ phiếu

ÁP LỰC BÁN LỚN TRONG PHIÊN CHIỀU, NHƯNG VẪN RẤT NHIỀU MÃ TĂNG TRẦN
- Vn-Index tăng mỗi lúc 1 cao hơn với mức cao nhất 37 điểm trong phiên sáng, nhưng đã giảm mỗi lúc 1 thấp hơn trong phiên chiều và đóng cửa chỉ còn tăng 9.5 điểm
- Áp lực bán tăng mạnh trong phiên chiều, tuy nhiên lực cầu cũng khá tốt, và số mã tăng trần gần như không thay đổi so với phiên sáng
- Tuy vậy, rất nhiều cổ phiếu khác lại đóng cửa thấp hơn mức cao nhất khá nhiều
- Nhóm tăng mạnh là chứng khoán, ngân hàng, bán lẻ, thép, xây dựng, logistics, và hóa chất
- Ngược lại, nhóm giảm mạnh là thủy sản, săm lốp, và dầu khí
- Vn-Index có thể sẽ phân hóa mạnh hơn trong thời gian tới. Dòng tiền hiện là không đủ để tất cả các nhóm ngành đều tăng. Việc lựa chọn cổ phiếu sẽ quan trọng hơn.
- Thanh khoản tăng: 17.4% cao hơn trung bình 20 phiên, và 14.2% cao hơn ngày giao dịch liền trước
- Khối ngoại vẫn mua ròng khá tốt, họ mua nhiều VIC STB FUEVFVND VHM, và bán ra nhiều VCB HPG BID
Điểm tin hàng ngày      

- Giới đầu tư đánh cược Fed hạ lãi suất trong cuối năm 2023
Các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất khi phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm 2023. Họ đánh cược rằng Fed đang tiến gần hơn đến thời điểm kết thúc chiến dịch thắt chặt tiền tệ so với những gì các quan chức nói.

- Ngân hàng Nhà nước phát tín hiệu về bơm thanh khoản sau khi nới room tín dụng
NHNN bơm 4,029 tỷ cho 7 thành viên thông qua hoạt động cho vay cầm cố giấy tờ có giá kỳ hạn 14 ngày, và gần 3,000 tỷ cho 4 thành viên khác với kỳ hạn 91 ngày (khoảng 3 tháng).

 

Mỗi ngày 1 cổ phiếu          
Công ty Cổ phần Thép Nam Kim - Mã: NKG
Giá cổ phiếu hiện tại         12,700
PE hiện tại         4.2
Vốn hóa (tỷ)         3,133
           
Tỷ VND 2019A   2020A 2021A 2022F
Doanh thu 12,177   11,560 28,173 23,000
yoy -17.8%   -5.1% 143.7% -18.4%
LNST 47   295 2,225 100
yoy -17.5%   527.7% 654.3% -95.5%
Tỷ suất LNST 0.4%   2.6% 7.9% 0.4%
EPS 251   1,574 9,883 380
P/E 103.0   16.3 2.6 33.4
Nguồn: FiinPro
Cập nhật lợi nhuận quý 3: TRUNG LẬP

- Doanh thu giảm 41%, chủ yếu do sản lượng giảm 37% yoy. Trong đó, sản lượng xuất khẩu giảm tới 63% xuống còn 83K tấn do xu hướng thắt chặt tiền tệ tại các nước trên thế giới, khiến nhu cầu giảm. Còn trong nước, trong quý 3/2021, Việt Nam thực hiện chính sách giãn cách xã hội khiến sản lượng thấp, sản lượng tiêu thụ trong nước tăng trưởng 78% yoy lên 92K tấn. Bên cạnh đó, NKG cũng phải giảm giá bán khoảng 7.2% yoy xuống ~25.3 triệu/tấn do giá HRC đầu vào giảm

- Lợi nhuận gộp chuyển từ lãi 1,296 tỷ sang lỗ 159 tỷ: Sản lượng giảm như trên, và giá HRC trung bình giảm khoảng 30% so với mức đỉnh đạt được hồi tháng 4/2022, khiến NKG phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ~190 tỷ.

- Chi phí tài chính thuần tăng khoảng 23 tỷ, có thể do lỗ tỷ giá tăng (đồng USD đã tăng mạnh trong quý 3)

- Chi phí bán hàng và quản lý giảm 46.5%, tương đương mức giảm 234 tỷ do sản lượng xuất khẩu giảm khiến chi phí xuất khẩu

- Cuối cùng, NKG lỗ sau thuế 419 tỷ, chủ yếu do sản lượng xuất khẩu giảm sâu
1900.1055